/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

03/02/2020
Tháng 11/2016, Trung tâm nghiên cứ Kinh thành đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành khai quật di tích Pù Lườn Xe lần thứ 3 với qui mô diện tích 400m2 nhằm nghiên cứu khảo cổ học, thu thập tư liệu làm rõ vai trò và vị trí của Pù Lườn Xe trong quần thể di tích Hắc Y. 

Thông tin dự án

Pù Lườn Xe nằm trong quần thể di tích Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên. Năm 2011, 2015, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát tại địa điểm Pù Lườn Xe. Kết quả 2 đợt thám sát này đã làm xuất lộ dấu vết của một đoạn hàng gạch. Đặc biệt tại đây, trong phạm vi các hố khai quật trên đã thu được rất nhiều các loại hình di vật, nhiều nhất là các loại gạch ngói có niên đại thời Trần, bên cạnh đó còn thu được rất nhiều các loại hình trang trí mái kiến trúc như ngói đầu đao gắn lá đề, lá đề cân, lá đề lệch trang trí in nổi hình chim phượng, tượng chim uyên ương, nhiều mảnh tháp đất nung có kích thước khá lớn, đầu đao gắn trên mái tháp tạo hình tượng rồng.
Tháng 11/2016, Trung tâm nghiên cứ Kinh thành đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành khai quật di tích Pù Lườn Xe lần thứ 3 với qui mô diện tích 400m2 nhằm nghiên cứu khảo cổ học, thu thập tư liệu làm rõ vai trò và vị trí của Pù Lườn Xe trong quần thể di tích Hắc Y. 
Tại hố H1 đã phát hiện dấu vết của 2 lò nung vật liệu kiến trúc nằm song song với nhau, mỗi lò cách nhau 1 m. Các lò nung đều không còn nguyên vẹn, chỉ còn phần chân lò là khá rõ, cao khoảng 70 cm đến hơn 1 m. Mỗi lò có diện tích trên chục mét vuông, bình diện thân lò giống hình cái chai với chiều dài vỏ lò khoảng 8 m.
Vị trí cửa lò, ống khói, cửa thoát khí… được xác định khá rõ. Độ dày của vỏ lò gần 50 cm, bên trong vỏ lò số 2 có màu đỏ tím do tác dụng nhiệt khi nung; nền lò đanh chắc như sành. Còn đối với lò số 1 có cấu trúc tương tự như lò số 2 nhưng mới chỉ xây dựng xong chứ chưa đưa vào nung vật liệu.
Di vật tại các lò nung, ở phần ngoài lò chủ yếu là mảnh vỡ của gạch, ngói, vật trang trí kiến trúc, mảnh tháp bằng đất nung và nhiều mảnh sành gốm tráng men. Hiện vật trong lò, đối với lò số 1 gồm có gạch (gạch hình chữ nhật), có thể là gạch lát nền; mảnh tháp, ngói mũi sen, ngói mũi lá, ngói đầu đao, ngói úp nóc có gắn lá đề trang trí hình rồng, mảnh ốp chân tháp...
Hiện vật trong lò số 2 gồm nhiều mảnh ngói vỡ ken dày, có 2 đầu tượng chim phượng và một số mảnh mái tháp có kích thước khá lớn, mái tháp tạo hình ngói ống, tường tháp có hình hoa chanh tạo nổi... Các hố H2, H3, H4 chủ yếu phát hiện được các mảnh vỡ gạch ngói ken dày hoặc có hố tìm rất ít các loại vật liệu này.
Kết quả sơ bộ bước đầu cho thấy, Pù Lườn Xe là di tích thuộc loại hình di chỉ sản xuất. Đây là lò nung vật liệu kiến trúc với nhiều loại hình khác nhau từ gạch, ngói đến các loại tượng đất nung và các loại tháp mô hình. Vật liệu xây dựng và các sản phẩm của lò nung đều có niên đại thời Trần, đó là bằng chứng cho thấy di chỉ lò nung vật liệu này được xây dựng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định và trong giai đoạn thời Trần, thế kỷ 13 - 14. Sự đổ vỡ của các kiến trúc và sự biến mất của các di tích lớn ở đây, hé mở những thông tin về biến động chính trị, quân sự trong quá khứ ở khu vực này.

PGS.TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Đây là lần đầu tiên một lò nung vật liệu có niên đại thời Trần được khai quật ở miền Bắc Việt Nam, điều này mang ý nghĩa rất to lớn. Việc phát hiện, khai quật di tích sẽ cung cấp tư liệu, mở ra hướng mới cho công tác nghiên cứu về việc sản xuất vật liệu kiến trúc thời Trần. Kết quả của cuộc khai quật cũng góp phần tuyên truyền, giáo dục nhân dân địa phương trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích.
 
Dấu tích lò nung tại di tích Pù Lườn Xe
 
Dấu tích lò nung tại di tích Pù Lườn Xe
 
Hiện vật vật liệu kiến trúc phát hiện được trong lò nung
 
Hiện vật vật liệu kiến trúc phát hiện được trong lò nung

Các tin khác

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) ...
Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

03/02/2020
Thực hiện Quyết định số 729/QĐ-BVHTTDL ngày 09/03/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về việc khai quật ...
Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

03/02/2020
Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh ...
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

03/02/2020
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã ...
Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

03/02/2020
Từ ngày 05.11- 30.12.2015, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định và Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định phối ...
Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

03/02/2020
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, vị trí của cung/hành cung Lỗ Giang xưa ở đâu, diện ...
Pù Lườn Xe nằm trong quần thể di tích Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên. Năm 2011, 2015, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát tại địa điểm Pù Lườn Xe. Kết quả 2 đợt thám sát này đã làm xuất lộ dấu vết của một đoạn hàng gạch. Đặc biệt tại đây, trong phạm vi các hố khai quật trên đã thu được rất nhiều các loại hình di vật, nhiều nhất là các loại gạch ngói có niên đại thời Trần, bên cạnh đó còn thu được rất nhiều các loại hình trang trí mái kiến trúc như ngói đầu đao gắn lá đề, lá đề cân, lá đề lệch trang trí in nổi hình chim phượng, tượng chim uyên ương, nhiều mảnh tháp đất nung có kích thước khá lớn, đầu đao gắn trên mái tháp tạo hình tượng rồng.