/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Khai quật di chỉ lò gốm Quả Cảm (Bắc Ninh) năm 2014

03/02/2020
Theo Quyết định số 3820/QĐ/BVHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh thành khai quật tại di chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian khai quật từ ngày 20/11- 20/12/2014.

Thông tin dự án

Để góp phần nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, niên đại các loại hình đồ sành thời Lê sơ của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã lựa chọn Quả Cảm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) là địa điểm điều tra, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học, bởi đây là một trong những làng gốm cổ chuyên sản xuất đồ sành nằm bên tả sông Ngũ Huyện Khê, gắn liền với truyền thuyết “Bà chúa Sành” (Trần Đình Luyện (Chủ biên), 1997).

Theo Quyết định số 3820/QĐ/BVHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh thành khai quật tại di chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian khai quật từ ngày 20/11- 20/12/2014.

Kết quả, sau một tháng, với 03 hố khai quật, diện tích 196m2, thuộc địa bàn xóm Lò (Vườn Lò), thôn Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, các chuyên gia của Trung tâm NC Kinh thành đã làm xuất lộ nền móng, quy mô của lò nung cùng những bằng chứng liên quan đến kỹ thuật làm gốm sứ, như “ắc bàn xoay”, “các chồng dính”… Tổng số hiện vật thu được gồm 21.618 hiện vật và mảnh đồ sành, như: mảnh bình, mảnh lon, mảnh nồi, mảnh vại, quai bình vôi, con giống,… Ngoài ra, còn tìm thấy 244 hiện vật gốm sứ, như bát, đĩa, chậu… thuộc các dòng men trắng, ngà, men trắng hoa lam, men ngọc… của Việt Nam và Trung Quốc.

Như vậy, cuộc khai quật di chỉ đồ sành Quả Cảm đã thu được nhiều tư liệu mới, những nhân tố cơ bản về diện mạo của nghề sản xuất đồ sành thời Lê sơ ở đây đã được phác dựng, như: cấu trúc lò, loại hình sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, thị trường sản phẩm; đồng thời cung cấp nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu so sánh những hiện vật đồ sành thời Lê sơ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thế kỷ 15 - 16. Từ những kết quả nghiên cứu khảo cổ học kết hợp với những sự tích huyền bí lưu truyền trong dân gian, bức tranh về diện mạo một vùng đất và sự lan tỏa của nó đã phác họa được những nét cơ bản. 

Việc điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học di chỉ Quả Cảm được xác định là rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi thông qua chương trình này sẽ cung cấp thêm nhiều tư liệu về loại hình và kỹ thuật học sản xuất, góp phần tìm hiểu đặc trưng, niên đại cũng như diễn biến về các loại hình sản phẩm của đồ sành Quả Cảm; trên cơ sở đó nghiên cứu xây dựng những tiêu chí riêng biệt về đồ sành Quả Cảm nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu so sánh, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học về các loại hình đồ sành thời Lê tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đồng thời, nghiên cứu làm rõ hơn vai trò và giá trị của đồ sành Bắc Ninh trong đời sống Hoàng cung Thăng Long.
      
Khai quật di chỉ lò gốm Quả Cảm (Bắc Ninh) năm 2014
 
            Kỹ thuật đắp tường lò gốm Quả Cảm (Bắc Ninh) năm 2014.
 
PGS.TS Lại Văn Tới cùng các các bộ sử lý kỹ thuật tại hố khai quật.
 
Kỹ thuật đắp tường lò gốm Quả Cảm (Bắc Ninh) năm 2014.
 
Kỹ thuật đắp tường lò gốm Quả Cảm (Bắc Ninh) năm 2014.

Các tin khác

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) ...
Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

03/02/2020
Thực hiện Quyết định số 729/QĐ-BVHTTDL ngày 09/03/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về việc khai quật ...
Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

03/02/2020
Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh ...
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

03/02/2020
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã ...
Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

03/02/2020
Tháng 11/2016, Trung tâm nghiên cứ Kinh thành đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành khai quật ...
Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

03/02/2020
Từ ngày 05.11- 30.12.2015, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định và Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định phối ...
Để góp phần nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, niên đại các loại hình đồ sành thời Lê sơ của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã lựa chọn Quả Cảm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) là địa điểm điều tra, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học, bởi đây là một trong những làng gốm cổ chuyên sản xuất đồ sành nằm bên tả sông Ngũ Huyện Khê, gắn liền với truyền thuyết “Bà chúa Sành” (Trần Đình Luyện (Chủ biên), 1997).