/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) do Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng Tổng hợp Bình Ðịnh tổ chức, đã giúp các nhà khoa học có thêm nhiều cứ liệu mới về gốm cổ Champa Bình Ðịnh.

Thông tin dự án

Tổng diện tích khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me giai đoạn năm 2018 là 100 m2 (diện tích đợt khai quật, khảo cổ năm 2017 gần 200 m2). Dù diện tích khai quật không bằng năm ngoái, nhưng các nhà khoa học nhận định cuộc khai quật lần này là “thắng lớn” do thu được nhiều loại hình hiện vật độc đáo chưa từng biết đến trước đó ở Gò Cây Me.
Cuộc khai quật, khảo cổ giúp các nhà khoa học tìm thấy tổng cộng tới 23.531 hiện vật (nhiều hơn 7.000 hiện vật so với năm 2017). Đồ gốm sứ (gốm men trắng, gốm men nâu, gốm vẽ màu nâu sắt) là hiện vật chủ yếu được tìm thấy, còn lại là đồ sành, vật liệu trang trí kiến trúc, dụng cụ sản xuất gốm... Trong số hiện vật thu được lần này có 563 di vật nguyên vẹn, đủ dáng và 28 hiện vật gốm Trung Quốc.
PGS. TS Lại Văn Tới, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, nhìn nhận: “So với năm ngoái, năm nay không chỉ số lượng hiện vật thu được nhiều hơn, mà các loại gốm, men, các loại hình hiện vật cũng rất phong phú và tỉ lệ các loại bát, đĩa, âu, chậu còn nguyên dạng, đủ dáng rất nhiều. Đặc biệt chúng tôi còn phát hiện tượng đầu sư tử, tượng bò u còn khá nguyên vẹn”. Cùng tâm trạng mừng vui đó, ông Bùi Tĩnh, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, cho biết: “So với các trung tâm sản xuất gốm cổ khác ở Bình Định như Gò Sành, Gò Hời, Trường Cửu, Gò Cây Me là nơi có nhiều sản phẩm gốm đa dạng. Chúng tôi sẽ lựa chọn, xử lý những hiện vật được tìm thấy ở đợt khai quật lần này để trưng bày tại Bảo tàng”.
Nếu như năm ngoái chúng ta coi Gò Cây Me là nơi sản xuất đồ gốm cao cấp dùng trong hoàng cung, do nhà nước quản lý, thì năm nay, tại cùng một hố đào, các nhà khoa học còn phát hiện một xưởng đồ sành, toàn những đồ gia dụng rất đa dạng. PGS. TS Lại Văn Tới cho biết: Có nhiều đồ sành có chất liệu khá mịn, đẹp. Cùng với đồ sành, chúng tôi còn phát hiện gốm kiến trúc, chủ yếu là ngói được tráng men. Qua đó đặt ra vấn đề nghiên cứu tiếp theo về sự tồn tại của đồ sành và sự tồn tại của gốm kiến trúc tại Gò Cây Me.
Theo PGS. TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành: Cái mới của cuộc khai quật Gò Cây Me năm thứ 2 chính là phát hiện ra được hệ bầu đốt, đây là kỹ thuật nung gốm truyền thống rất phổ biến ở Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, rất nhiều đồ gốm mang tính nghệ thuật cao ở Gò Cây Me được phát hiện.
Bên cạnh những phát hiện trên, các nhà khoa học đã tìm thấy chồng bát con kê - vật chống dính trong kỹ thuật nung. Nếu những phát hiện trước đó là những chồng gồm 8 con kê, thì ở lần này chồng con kê có tới 12 con. Đây là điểm khẳng định, ở giai đoạn này, tay nghề của người làm gốm đã cao hơn nhiều. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện được ắc bàn xoay nguyên vẹn, dụng cụ để đậy mắt lò, thanh chống lò, thanh kê, miếng kê sản phẩm…
THẢO KHUY


 

Các tin khác

Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

03/02/2020
Thực hiện Quyết định số 729/QĐ-BVHTTDL ngày 09/03/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về việc khai quật ...
Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

03/02/2020
Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh ...
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

03/02/2020
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã ...
Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

03/02/2020
Tháng 11/2016, Trung tâm nghiên cứ Kinh thành đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành khai quật ...
Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

03/02/2020
Từ ngày 05.11- 30.12.2015, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định và Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định phối ...
Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

03/02/2020
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, vị trí của cung/hành cung Lỗ Giang xưa ở đâu, diện ...
Di chỉ sản xuất gốm Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn) là một trong 6 trung tâm sản xuất gốm lớn của người Chăm ngày xưa tại Bình Định. Mặc dù di chỉ đã được biết đến từ những năm 90 của thế kỉ kỷ trước, đã được điều tra, khảo sát, thu thập hiện vật nhiều lần, nhưng chưa được đầu tư khai quật, nghiên cứu khoa học.