/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Khai quật phế tích tháp Chà Rây (Bình Định) năm 2018

03/02/2020
Thực hiện Quyết định số 729/QĐ-BVHTTDL ngày 09/03/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Về việc khai quật khảo cổ học, từ ngày 10/04 đến ngày 10/05/2018, Viện Nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp - Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bình Định, tiến hành khai quật phế tích tháp Champa Chà Rây (xóm Tháp, thôn Tráng Long, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). 

Thông tin dự án

Theo PGS.TS Lại Văn Tới (Viện Nghiên cứu kinh thành) qua một tháng khai quật (từ ngày 10/4-10/5) phế tích Tháp Chà Rây xuất lộ mặt bằng di tích đầy đủ nhất đó là nền móng của tháp chính với diện tích 88.4m2, đường gạch dài hơn 10m lên tháp chính, trong tổng số hơn 10.000 hiện vật thu được gồm gạch, ngói dương, ngói âm, ngói phẳng, trang trí kiến trúc, mảnh bàn nghiền đá, đặc biệt là phát hiện được những mảnh gạch có gân tròn nổi cao, có lỗ đục sâu và vuông vức, nhiêu viên gạch giật 1-3 cấp hoặc gạch chữ nhật tạo vạt 1-3 cạnh cho thấy tháp Chà Rây trước khi xây dựng đã được thiết kế chi tiết, tỷ mỉ , từ mặt bằng kiến trúc xuất hiện trong hố khai quật cho thấy tháp có hình khối cân đối, niên đại của tháp theo phong cách Bình Định thế kỷ XII – XIII.
Trong các phế tích tháp Champa ở tỉnh Bình Định nói chung, các phế tích tháp Champa ở thị xã An Nhơn nói riêng đã được khai quật, phế tích tháp Chà Rây phát lộ mặt bằng di tích đầy đủ nhất, không chỉ cung cấp nhiều tư liệu về quy mô, cấu trúc mặt bằng di tích, kỹ thuật xây dựng, nhận biết được phong cách kiến trúc, nghệ thuật mà còn giúp các nhà Khảo cổ định hướng được chắc chắn vị trí mở các hố khai quật tiếp theo để tìm thêm các di tích chưa được phát hiện trong tổng thể khu di tích. Kết quả của công tác khai quật và nghiên cứu là cơ sở khoa học tin cậy nhất giúp công tác xây dựng phương hướng bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Chà Rây nếu được đầu tư khai quật và nghiên cứu tốt, sẽ là cơ sở để triển khai công tác khai quật và nghiên cứu các phế tích tháp Chăm khác cũng như nghiên cứu tổng thể về văn hóa Champa ở Bình Định.

 
 
Phát hiện dấu tích nền móng phế tích tháp Chà Rây.
 
Dấu tích nền móng phế tích tháp Chà Rây
 
Phế tích nền móng tháp Chà Rây có niên đại khoảng thế kỷ XI hoặc XII

Các tin khác

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018

04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) ...
Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

Khai quật Khảo cổ học tại Di tích Chùa Am Các, Thanh Hóa, năm 2018

03/02/2020
Các nhà khoa kết luận ban đầu: chùa Am Các hình thành vào thời Trần, thế kỷ XIV, phát triển mạnh ...
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2017

03/02/2020
Trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành và Bảo tàng Tổng hợp Bình Định đã ...
Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

Điều tra, khai quật khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe – Hắc Y năm 2016

03/02/2020
Tháng 11/2016, Trung tâm nghiên cứ Kinh thành đã phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiến hành khai quật ...
Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

Khai quật khảo cổ tại di tích thành Cha (Bình Định) năm 2015

03/02/2020
Từ ngày 05.11- 30.12.2015, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bình Định và Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định phối ...
Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

Khai quật khảo cổ học tại Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) năm 2014-2015

03/02/2020
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, vị trí của cung/hành cung Lỗ Giang xưa ở đâu, diện ...
Phế tích Tháp Chà Rây xuất lộ mặt bằng di tích đầy đủ nhất đó là nền móng của tháp chính với diện tích 88.4m2, đường gạch dài hơn 10m lên tháp chính, trong tổng số hơn 10.000 hiện vật thu được gồm gạch, ngói dương, ngói âm, ngói phẳng, trang trí kiến trúc, mảnh bàn nghiền đá, đặc biệt là phát hiện được những mảnh gạch có gân tròn nổi cao, có lỗ đục sâu và vuông vức, nhiêu viên gạch giật 1-3 cấp hoặc gạch chữ nhật tạo vạt 1-3 cạnh cho thấy tháp Chà Rây trước khi xây dựng đã được thiết kế chi tiết, tỷ mỉ , từ mặt bằng kiến trúc xuất hiện trong hố khai quật cho thấy tháp có hình khối cân đối, niên đại của tháp theo phong cách Bình Định thế kỷ XII – XIII.