/uploaded/page-banner/Untitled-2.jpg

Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, năm 2017

20/01/2020

Thông tin dự án

Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức triển khai thực hiện các công việc theo nội dung của Dự án đã được phê duyệt, cụ thể như:

2.1.1.1. Công tác bảo vệ, bảo quản di vật đang lưu giữ tại các kho trong khu Thành cổ Hà Nội

- Về công tác bảo vệ di vật tại các kho: Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện tốt công tác bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho di vật tại các kho số 4 Nguyễn Tri Phương và số 5 Hoàng Diệu trong khu Thành cổ Hà Nội.

- Về công tác bảo quản di vật: Viện thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ tình trạng bảo quản di vật tại các kho; Xử lý bảo quản định kỳ di vật kim loại, gỗ và xương động vật theo quy trình bảo quản; Làm hồ sơ tư liệu về di vật bảo quản.

Trong năm 2017, Viện đã hoàn thiện xử lý bảo quản và xác định niên đại hơn 700 hiện vật tiền kim loại, với các thông số: kích thước, cân nặng, xác định niên đại; lựa chọn và làm hồ sơ 600 hiện vật mẫu tiền kim loại và hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu, chỉnh lý tiền kim loại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Để chuẩn bị cho kế hoạch bảo quản di vật năm 2018, Viện đang tổng hợp tư liệu nghiên cứu đồ xương và nhuyễn thể.

2.1.1.2. Kết nghiên cứu, chỉnh lý di vật khu di tích Hoàng thành Thăng Long theo kế hoạch năm 2017

(1) Đối với vật liệu kiến trúc: 

Theo kế hoạch năm 2017: Nghiên cứu, phân loại các loại gạch của khu di tích Hoàng thành Thăng Long (khu ABCD). Kết quả thực hiện: Viện đã hoàn thành nghiên cứu, phân loại các loại gạch của khu di tích Hoàng thành Thăng Long gồm 4 khu ABCD với tổng số 4.498 két, trong đó thời kỳ Tiền Thăng Long 884 két, thời kỳ Thăng Long 531 két với các nội dung sau:

- Nghiên cứu, phân định đặc trưng, niên đại các loại gạch của từng thời kỳ, từ Tiền Thăng Long đến Thăng Long, trên cơ sở phân loại chi tiết và lập hồ sơ tư liệu di vật;

- Lựa chọn hiệt vật mẫu tiêu biểu để làm hồ sơ tư liệu: lập bảng thống kê, đo vẽ, chụp ảnh, dập hoa văn, dập chữ Hán, làm phiếu đăng ký hiện vật;

- Làm hồ sơ tư liệu hiện vật phục vụ cho công tác bàn giao sau khi kết thúc phân loại gồm: làm mã số két, lập danh mục hồ sơ hiện vật bàn giao (hiện vật mẫu và hiện vật đã phân loại), làm hồ sơ tư liệu hiện vật.

(2) Đối với đồ gốm sứ:

a) Hoàn thiện công tác làm Hồ sơ tư liệu hiện vật mẫu đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng phân loại năm 2016

 

 

TT

 

 

Nội dung thực hiện

Tổng số hiện vật cả năm

Kết quả thực hiện  6 tháng đầu năm

Số lượng còn lại  6 tháng cuối năm

SL Két

SL Hiện vật

SL Két

SL Hiện vật

SL Két

SL Hiện vật

1

Dán etiket và làm danh mục bảo quản

740

234.210

740

234.210

0

0

2

Hoàn thành Báo cáo kết quả phân loại, chỉnh lý

 

 

 

 

 

 

 

3

Hoàn thiện phiếu đăng ký hiện vật mẫu

 

941

 

941

0

0

b) Tổ chức bàn giao toàn bộ đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng của 4 khu ABCD theo kế hoạch.

Theo kế hoạch, Viện sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức bàn giao toàn bộ di vật đồ gốm Việt Nam thời Lê Trung hưng (khu ABCD) đã hoàn thành năm 2015 - 2016, cụ thể gồm các nội dung sau:

- Bàn giao hiện vật: 682 két hiện vật, với số lượng 233.124 hiện vật, trong đó gồm 85 hiện vật nguyên hoặc đủ dáng và 917 hiện vật mẫu.

- Bàn giao Hồ sơ hiện vật: Danh mục hiện vật, Hồ sơ tư liệu hiện vật (Phiếu đăng ký hiện vật mẫu, Hồ sơ bản vẽ hiện vật mẫu, Hồ sơ ảnh hiện vật mẫu và Báo cáo kết quả nghiên cứu, chỉnh lý đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng khu ABCD.

- Phối hợp tổ chức trưng bày giới thiệu kết quả nghiên cứu về đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng tại khu Thành cổ Hà Nội, dự kiến vào dịp Quốc khánh 2/9/2017.

Cho đến thời điểm báo cáo, Viện đã hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị bàn giao. Đồng thời, theo đề nghị của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long hà Nội, Viện đã hoàn thành việc xây dựng ”Kế hoạch và lộ trình nghiên cứu, chỉnh lý và bàn giao di vật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu, Hà Nôi”. Hiện đang đợi ý kiến của UBND Tp. Hà Nội.

c) Phân loại chi tiết đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng (Khu E):

Nội dung thực hiện: Nghiên cứu phân loại chi tiết về đặc trưng loại hình, xác định nguồn gốc, lập hồ sơ tư liệu hiện vật mẫu và hệ thống hoá tư liệu, viết báo cáo kết quả phân loại di vật năm 2017. Kết quả: Hoàn thành phân loại 294 két và lựa chọn được 160 hiện vật mẫu.

 

TT

 

Loại hình hiện vật

Tổng số két

Kết quả phân loại 6 tháng đầu năm

Số két còn lại của 6 tháng cuối năm

Kết quả cả năm

1

Đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng (Khu E)

294

73

221

294

d) Phân loại chi tiết đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê sơ: Đồ ngự dụng dành riêng cho nhà vua.

Hoàn thành phân loại chi tiết 213 két, lựa chọn 61 hiện vật và lập 61 phiếu đăng ký hiện vật trưng bày tại nhà N14 - khu Thành cổ Hà Nội.

 

TT

 

Loại hình hiện vật

            

Tổng số két

Kết quả phân loại 6 tháng đầu năm

Số két còn lại của 6 tháng

cuối năm

Kết quả cả năm

1

Đồ gốm sứ ngự dụng thời Lê sơ

213

0

213

213

(3) Đối với đồ sành: Phân loại cơ bản đồ sành khu E

Tổng số 9.368 két, theo kế hoạch đầu năm. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, căn cứ và kết quả thực hiện, Viện Nghiên cứu Kinh thành đề nghị rút bớt số lượng chỉnh lý xuống còn ½, tức là 4.684 két. Kết quả thực hiện vượt kế hoạch 1.116 két, cụ thể như sau:

 

TT

 

Loại hình hiện vật

 

Tổng số két

Kết quả phân loại 6 tháng đầu năm

Số két còn lại của 6 tháng

cuối năm

Kết quả cả năm

1

Đồ sành

4.684

1.590

3.094

5.800

(vượt  1.116)

            (4) Phân loại, chỉnh lý chi tiết di vật và hoàn thiện hồ sơ khoa học các di tích khai quật năm 2016

            Năm 2016, Trung tâm triển khai 2 cuộc khai quật tại di tích Pù Lườn Xe (Yên Bái) và di tích thành Cha (Bình Định năm thứ hai). Trong năm 2016, đã hoàn thành Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật hai di tích trên.

Kế hoạch năm 2017, công tác chỉnh lý chi tiết di vật và làm hồ sơ khoa học hai di tích trên theo các nội dung sau:

- Phân loại, chỉnh lý chi tiết loại hình học theo quy trình của khảo cổ học;

- Lựa chọn hiện vật mẫu, tiêu biểu để đo vẽ, chụp ảnh, làm phiếu hiện vật;

- Hệ thống hoá tư liệu, làm hồ sơ tư liệu và viết báo cáo chính thức kết quả khai quật.

Kết quả: Đã hoàn thành kế hoạch, cụ thể:

TT

Nội dung công việc

Di tích Pù Lườn Xe

Di tích Thành Cha

Ghi chú

1

Đo vẽ, lên mực, quét scan

115 hiện vật

162 hiện vật

Hiện vật mẫu

2

Dập hoa văn

32 hiện vật

 

Mỗi hiện vật dập 3 bản

3

Chụp ảnh

600 ảnh di vật

 

 

4

Làm phiếu hiện vật

115 phiếu

143 phiếu

 

5

Quét scan, ghép nối, đồ hoạ Auto Card bản vẽ di tích

38 bản vẽ

51 bản vẽ

Mặt bằng và mặt cắt di tích

6

Báo cáo khoa học

1 báo cáo x 3 bộ

01 báo cáo x 3 bộ

Nộp Thư viện, Bộ VHTTDL, Bảo tàng 2 tỉnh

            (5) Nghiên cứu so sánh, thu thập tư liệu phục vụ nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Theo kế hoạch của Dự án Chỉnh lý năm 2017, Viện sẽ tiến hành điều tra, khai quật di chỉ lò gốm Gò Cây Me (Bình Định) với mục tiêu: Nghiên cứu đặc trưng loại hình sản phẩm, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất gốm qua lò nung và dụng cụ sản xuất gốm, thu thập tư liệu để tiếp tục làm sáng rõ vai trò của gốm Bình Định dưới vương triều Vijaya.

Từ 29/9 đến 20/11/2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã phối hợp với Bảo tàng Bình Định khai quật di chỉ Gò Cây Me với diện tích trên 300m2. Trong 4 hố khai quật, địa tầng các hố sâu từ 1,65m - 1,70m, ken dày đặc hiện vật, xuất lộ nhiều di tích lò nung và cụm gốm. Cuộc khai quật đã phát hiện 08 di tích lò nung và gần 20.000 hiện vật gốm sứ, đồ sành, dụng cụ sản xuất đồ gốm, vật liệu và trang trí kiến trúc (không kể hàng nghìn mảnh bao nung, tường lò). Kết quả khai quật Gò cây Me đã đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra:

- Khẳng định Gò Cây Me là một trung tâm sản xuất gốm lớn của người Chăm tại Bình Định.

- Với quy mô lớn, mật độ dày các lò nung và sự phong phú, đa dạng các loại hình hiện vật nhiều kích cỡ, trong đó có loại bình, vò gốm men nâu kích thước lớn, trang trí hoa văn in nổi hình rồng, trăng-mây, hoa lá độc đáo; nhiều loại hình đồ gia dụng, như chậu, âu, bát đĩa, lọ...men nâu và men trắng cao cấp cho thấy Gò Cây Me chuyên sản xuất đồ gốm sứ chất lượng cao, phục vụ tầng lớp cao của xã hội và phục vụ xuất khẩu. Do đó, có thể, khu lò gốm Gò Cây Me được sự quản lý, tổ chức sản xuất của triều đình Vijaya - quan xưởng.

- Niên đại của gốm Gò Cây Me được xác định vào cuối thế kỷ 14 - đầu thế kỷ 15, cùng với những sản phẩm thu được, đã cung cấp cơ sở khoa học tin cậy để xác định nguồn gốc nơi sản xuất, niên đại đồ gốm Bình Định phát hiện tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, đồng thời còn góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển cũng như nguồn gốc của đồ gốm Bình Định trong lịch sử, văn hoá Chămpa.

- Kết quả khai quật di chỉ lò gốm Gò Cây Me đã góp phần quan trọng vào sự thành công của Hội thảo khoa học quốc tế: ”Gốm Cổ Bình Định - Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Đại Việt (thế kỷ 11 - 15)”, tổ chức tại Bình Định vào 27-28/9/2017 - là một trong những nội dung khoa học quan trọng của Dự án Chỉnh lý, năm 2017.

(6) Công tác lập hồ sơ tư liệu

Công tác lập hồ sơ tư liệu năm 2017, tập trung vào 2 nội dung sau:

- Hệ thống hóa tư liệu di tích và di vật khu di tích Hoàng thành Thăng Long: Dự án sẽ tiếp tục thực hiện theo phương pháp ”cuốn chiếu”, các bản vẽ, ảnh, bản dập di vật sẽ được quét scan và được hệ thống dưới 2 dạng: Hồ sơ gốc lưu trữ (dạng file mềm và file cứng); Hồ sơ khai thác (bản copy). Đối với bản vẽ di tích sẽ ghép nối các bản bẽ thủ công tỉ lệ 1/100 và 1/20, đồ hoạ bằng chương trình Auto Card và được hệ thống như hồ sơ di vật.

a) Hồ sơ bản ảnh

Năm 2017, đã hoàn thiện 88 quyển hồ sơ, gồm 11.795 ảnh di tích và di vật. Kết quả cụ thể như sau:

TT

Nội dung công việc

Hồ sơ bản ảnh

Số lượng quyển

Di tích

Di vật

1

Khai quật thành Cha, 2016

445

380

10

2

Khai quật Pù Lườn Xe

684

600

15

3

Hiện vật mẫu gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng chụp năm 2015 – 2016 (3 bộ)

917

8.826

51

4

Hiện vật mẫu gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng còn nguyên dáng, Khu E (1 bộ)

160

544

10

5

Hiện vật trưng bày tại nhà N14 khu thành cổ Hà Nội

30

316

02

*

Tổng cộng

1.129

10.666

88

11.795

b) Hồ sơ bản vẽ

TT

Nội dung công việc

Hồ sơ bản vẽ

Số lượng quyển

Bản chì

Bản mực

1

Hiện vật gốm sứ khu E thời Lê Trung Hưng

160

160

Chưa đóng quyển

2

Các loại hình gạch Tiền Thăng Long, Thăng Long 5 khu ABCD và  E

1.193

503

Chưa đóng quyển

3

Khai quật thành Cha, năm 2016

215

(54 bv di tích, 161 bv di vật)

215

(54 bv di tích, 161 bv di vật)

6 x 2 bộ

4

Khai quật Pù Lườn Xe, năm 2016

201

(50 bv di tích, 151 bv di vật)

201

(50 bv di tích, 151 bv di vật)

7 x 2 bộ

*

Tổng cộng

1.769

1.079

13 x 2 bộ

c) Hồ sơ bản dập hoa văn

TT

Nội dung công việc

Hồ sơ bản dập

Số lượng quyển

Di tích

Di vật

1

Bản dập hoa văn vật liệu kiến trúc khu E

 

1.480

36 x 2 bộ

2

Bản dập hoa văn đồ gốm sứ khu E

 

02

1 x 2 bộ

3

Bản dập hoa văn tiền kim loại khu E

 

56

1 x 2 bộ

*

Tổng cộng

 

1.538

36 x 2 bộ

(7) Di chuyển di vật vật liệu kiến trúc khu E

Sau khi kết thúc khai quật khu E - Khu vực xây dựng Nhà Quốc hội năm 2008 - 2009, khối lượng di vật vật liệu kiến trúc của khu vực này được bảo quản tại tầng 2 Nhà Cục tác chiến trong khu Thành cổ Hà Nội kể từ đó đến nay, với tổng số 4.457 két di vật được sắp xếp vào 56 giá sắt.

Từ cuối năm 2016, theo yêu cầu của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thì toàn bộ di vật đang bảo quản tại tầng 2 Nhà Cục tác chiến sẽ phải di chuyển về số 4 Nguyễn Tri Phương để phục vụ cho Hà Nội thực hiện dự án di dời toà Nhà Cục tác chiến trong năm 2017.

Ngay từ đầu năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội chuẩn bị vị trí di dời hiện vật. Từ ngày 12/4 - 18/4/2017, hai Trung tâm đã phối hợp di chuyển toàn bộ số hiện vật nói trên sang số 4 Nguyễn Tri Phương an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời kế hoạt của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.

(8) Tổ chức Hội thảo quốc tế tại Bình Định

Mục tiêu chính của hội thảo là tổng kết, đánh giá những thành tựu nghiên cứu về gốm cổ Champa ở Bình Định và những vấn đề liên quan đến lịch sử giao lưu kinh tế, văn hoá của vương quốc Vijaya (thế kỷ 11 - 15) với các nước Đông Nam Á trong lịch sử.

Hội thảo đã được tổ chức vào 2 ngày 27 - 28/9/2017 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hội thảo đã thu hút 170 đại biểu tham dự, trong đó có 25 các nhà khoa học quốc tế đến từ 8 nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Brunei, Pháp, Mỹ và Campuchia) với tổng số 41 tham luận, trong đó 17 bài của học giả quốc tế, 24 bài của các nhà khoa học trong nước.

Hội thảo đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng tốt cho khách quốc tế và trong nước, mở ra nhiều triển vọng trong hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo.

(9) Biên soạn và xuất bản Thông báo khoa học công bố về kết quả khai quật, nghiên cứu trong năm 2017.

Dự kiến, nội dung Thông báo khoa học gồm 6 - 8 bài về những kết quả nghiên cứu cơ bản, quan trọng của Dự án Chỉnh lý cũng như kết quả nghiên cứu so sánh được thực hiện năm 2017. Bản thảo đã hoàn thành, đang biên tập lần cuối và mi trang để in vào đầu năm 2018.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CHỈNH LÝ 2017

Dự án Chỉnh lý được triển khai đồng bộ trong cùng bối cảnh thực hiện 2 dự án lớn khác: Dự án Trưng bày dưới tầng hầm Nhà Quốc hội và Đề án Nghiên cứu, khai quật khảo cổ học Văn hóa Óc Eo Nam Bộ. Mặc dù còn rất thiếu nguồn nhân lực và khối lượng công việc rất lớn, có nhiều tính phức tạp và khó, nhưng Viện Nghiên cứu Kinh thành đã rất nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện và đã hoàn thành các nội dung theo kế hoạch tiến độ đề ra, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tính hiệu quả của nhiệm vụ.

Các tin khác

Từ đầu năm 2017, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã hoàn thành công tác nghiên cứu xây dựng nội dung khoa học của Dự án và đã được Hội đồng cấp cơ sở, cấp Viện Hàn lâm thẩm định. Tiếp theo đó, Viện cũng đã hoàn thành công tác lập dự toán chi tiết trên cơ sở nội dung của Dự án đã được Chủ tịch Viện Hàn lâm phê duyệt.