/uploaded/banner-slide/gioi-thieu-banner.png

Giới thiệu chung

Từ thực tiễn trong tổ chức khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau gần 10 năm thực hiện (2002-2011), đặc biệt trước yêu cầu cấp thiết của ngành khảo cổ đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển chung của ngành khoa học xã hội Việt Nam, ngày 28 tháng 4 năm 2011, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành trên cơ sở nền tảng Ban Chủ nhiệm Dự án Hoàng thành Thăng Long.
Viện Nghiên cứu Kinh thành tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có chức năng nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về kinh thành cổ Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược qui hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam; tham gia đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu kinh thành và bảo tàng, bảo tồn di sản kinh thành cổ Việt Nam.

Chức năng nhiệm vụ

Viện Nghiên cứu Kinh thành là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về kinh thành cổ Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược qui hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc Việt Nam; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu kinh thành và bảo tàng, bảo tồn di sản kinh thành cổ Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Kinh thành có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của Pháp luật.
Viện Nghiên cứu Kinh thành có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội; tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Institute of Imperial Citadel Studies, viết tắt là IICS.

Các phòng ban

Viện Nghiên cứu Kinh thành có 07 phòng, trong đó có 04 phòng nghiên cứu khoa học và ứng dụng, 03 phòng chức năng, nghiệp vụ.
1. Phòng nghiên cứu và ứng dụng khoa học
 (1). Phòng Nghiên cứu Nghệ thuật - Kiến trúc.
 (2). Phòng Nghiên cứu Lịch sử - Văn hoá.
 (3). Phòng Khoa học Bảo tồn - Bảo tàng.
 (4). Phòng Kỹ thuật - Công nghệ.
2. Phòng chức năng, nghiệp vụ
 (5). Phòng Tổ chức - Hành chính.
 (6). Phòng Thông tin - Hợp tác quốc tế
 (7). Tạp chí Kinh thành cổ Việt Nam