Khóa đào tạo Khảo cổ học và Di sản văn hóa tại ACCU NARA, Nhật Bản
04/02/2020
Thực hiện Quyết định số /QĐ-KHXH ngày tháng năm 2018 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành về việc cử cán bộ tham gia khóa Đào tạo dành cho các Chuyên gia trẻ về Điều tra, Bảo tồn và Quản lý Di sản Khảo cổ học từ ngày 04/09 đến 04/10 năm 2018 tại Văn phòng Hợp tác Bảo tồn Di sản Văn hóa, Trung tâm Văn hóa Châu Á Thái Bình Dương của Unessco (ACCU) Nara, Nhật Bản, Cán bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành là Ông Đỗ Trường Giang, Trưởng phòng Phòng Thông tin – Hợp tác Quốc tế đã tham gia khóa đào tạo nêu trên tại Nhật Bản từ ngày 03/09/2018 đến ngày 05/09/2018.
Trong một tháng tham gia khóa đào tạo tại Nhật Bản, học viên đã được trang bị những kiến thức nền tảng và kỹ năng về khảo sát, bảo tồn và quản lý các di tích khảo cổ học. Ba nhóm hoạt động chính của Khóa học bao gồm: Các bài giảng về bảo tồn di tích khảo cổ học; các worshop đào tạo về kỹ năng khảo cổ học; các cuộc khảo sát thực tế.
Các bài giảng về xu hướng toàn cầu trong việc bảo tồn di tích khảo cổ học, được truyền đạt bởi các chuyên gia của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn Di sản Văn hóa ICCROM như TS Gamini, TS Josheph King. Các bài giảng này đã trang bị cho học viên những kiến thức về lịch sử phát triển mang tính toàn cầu của lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa cũng như cung cấp thông tin về những cơ quan, tổ chức quốc tế trực tiếp liên quan tới lĩnh vực này như UNESCO, ICOM, ICOMOS và ICCROM.
Bên cạnh đó là hệ thống bài giảng về Bảo tồn Di sản văn hóa của Nhật Bản được giảng dạy bởi các chuyên gia Nhật Bản đến từ Bộ Văn hóa Nhật Bản, Nabunken, Tobunken và các bảo tàng của Nhật Bản. Hệ thống bài giảng này kết hợp với các chuyến đi điền dã tại các bảo tàng và di tích khảo cổ học đã giúp giải thích tại sao Nhật Bản được coi là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn di tích khảo cổ học. Nhiều sáng kiến và ý tưởng của các chuyên gia Nhật Bản đã kiến tạo nên những trào lưu mới trong lĩnh vực này trên toàn thế giới. Các hoạt động và tổ chức nghiên cứu của NABUNKEN, đặc biệt trong việc quản lý và phát huy giá trị di sản của di tích Hoàng cung Nara là một ví dụ điển hình cho thấy trình độ phát triển của việc bảo tồn di sản văn hóa ở Nhật Bản.
Các buổi đào tạo về ghi chép, làm tư liệu đối với hiện vật khảo cổ học cũng như thực hành bảo tồn di vật, di tích khảo cổ học được hướng dẫn bởi các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu quốc gia Nara về Di sản Văn hóa và Trung tâm khảo cổ học của thành phố Nara. Các học viên đã được trang bị hệ thống lý thuyết và có cơ hội thực hành trực tiếp các kỹ năng khảo cổ học theo phong cách Nhật Bản như đo vẽ kỹ thuật hiện vật khảo cổ học, dập hoa văn hiện vật khảo cổ học, bảo tồn và xử lý bảo quản hiện vật khảo cổ học, khai quật khảo cổ học.
Các buổi tham quan, khảo sát và học tập thực tế tại các bảo tàng các cấp và các khu di tích khảo cổ học ở Nara, Kyoto, Osaka và Kobe cũng là một nội dung quan trọng của khóa đào tạo. Trong thời gian 1 tháng tại Nhật Bản, các học viên đã được tổ chức viếng thăm khu trưng bày và kho bảo quản của gần 20 bảo tàng các cấp của Nhật Bản ở vùng Kansai. Các bảo tàng của Nhật Bản có sự kết hợp của nhiều hình thức trưng bày khác nhau để vừa làm tôn lên giá trị của các hiện vật khảo cổ học, đồng thời gia tăng sự tương tác của người xem với các hiện vật khảo cổ học. Một điều rất nổi bật trong hoạt động bảo tàng của Nhật Bản đó là sự tham gia rất tích cực và chủ động của các cộng đồng và nhóm hoạt động xã hội tại các thành phố có bảo tàng. Điều này được giải thích là bởi hệ thống giáo dục Nhật Bản đã trang bị những kiến thức lịch sử cho các các thế hệ học sinh và giúp cho họ có một tình yêu lịch sử rất lớn lao đối với những gì thuộc về quá khứ và dân tộc Nhật Bản.
Tổng kết khóa học, các học viên đã được cấp Chứng chỉ chứng nhận đã tham gia và hoàn thành khóa đào tạo. Chứng chỉ được đồng thời cấp bởi các cơ quan tổ chức khóa đào tạo bao gồm: Bộ Văn hóa Nhật Bản; Trung tâm Văn hóa Châu Á Thái Bình Dương của Unessco (ACCU) Nara, Nhật Bản; Viện Di sản Văn hóa quốc gia: Viện Nghiên cứu quốc gia Tokyo về Di sản Văn hóa; Viện Nghiên cứu quốc gia Nara về Di sản Văn hóa; Trung tâm quốc tế về nghiên cứu Bảo tồn Di sản Văn hóa (ICCROM).

Các tin khác
30/01/2023
Trong 02 ngày 28 và 29 tháng 01 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học ...
23/04/2020
Thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-KHXH ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc ...
04/02/2020
Nhận lời mời của GS.Ngưu Nhuận Châu, Đại học Nhân dân Trung Quốc, PGS.TS Bùi Minh Trí đã tham gia và trình bày tham luận tại ...
04/02/2020
PGS.TS Bùi Minh Trí đã tham dự hội thảo quốc tế về Tri thức hàng hải về các biển Á châu và Viện Khảo cổ học phòng ...
04/02/2020
Thực hiện Quyết định số 1271/QĐ-KHXH ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc ...
04/02/2020
Nhận lời mời của TS Yun Hyeung-won, Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Buyeo Hàn Quốc, PGS.TS.Bùi Minh Trí đã tham gia và trình bày tham ...
04/02/2020
Từ ngày 03/12 đến 09/12 năm 2018, Đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh thành đã có chuyến thăm và làm việc với ...
04/02/2020
Nhận được lời mời của PGS.TS Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Thành thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, một phái ...
Copyright © 2021 Viện nghiên cứu Kinh Thành. All Rights Reserved