KÝ ỨC VỀ ĐÔ THỊ CỔ ÓC EO VÀ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM - DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NHỮNG PHÁT HIỆN KHẢO CỔ HỌC
PGS.TS. Bùi Minh Trí (Viện Nghiên cứu Kinh thành – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)
Viện Nghiên cứu Kinh thành trân trọng giới thiệu bài viết mới của PGS.TS. Bùi Minh Trí được công bố trên tạp chí Việt Nam học của Nga.
...................
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng ở Nam Bộ, gắn liền với lịch sử của Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án “Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê, Nền Chùa (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ)”. Đây là Đề án khoa học lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam về nghiên cứu Văn hóa Óc Eo. Tham gia thực hiện Đề án này là 3 đơn vị hàng đầu về khảo cổ học: Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Nhiệm vụ chính của Đề án là khai quật, nghiên cứu khảo cổ học văn hóa Óc Eo tại các di tích ở Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và di tích Nền Chùa (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nhằm thu thập tư liệu và làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Óc Eo, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đô thị cổ Óc Eo trong lịch sử Việt Nam và khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Sau gần 4 năm thực hiện, Đề án đã hoàn thành và đã thu được nhiều kết quả mới rất quan trọng, minh chứng sinh động về lịch sử hình thành và phát triển rực rỡ của nền văn hóa Óc Eo trong lịch sử, từ thế kỷ đầu Công nguyên đến thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên. Bài viết này sẽ bước đầu công bố về kết quả nghiên cứu mới về Văn hóa Óc Eo dựa trên kết quả khai quật khảo cổ học tại di tích Óc Eo – Ba Thê và Nền Chùa thực hiện năm 2017-2020.
Link tải bài viết:
https://vietnamjournal.ru/2618-9453/issue/view/7222
..........................
MEMORY OF OC EO ANCIENT CITY AND FUNAN KINGDOM IN LIGHT OF RECENT ARCHAEOLOGICAL DISCOVERIES
Bui Minh Tri (Director of the Institute of Imperial Citadel Studies, Vietnam Academy of Social Sciences)
Oc Eo is a well-known archaeological culture in southern Vietnam, associated with the history of the Kingdom of Funan, which is a component of Vietnam's national history. In 2015, the Vietnamese government tasked the Vietnam Academy of Social Sciences with coordinating the implementation of the "Research on the archaeological sites of Oc Eo – Ba The, Nen Chua (Oc Eo Culture in Southern Region)" project. This is the most extensive scientific project that has ever been conducted in Vietnam regarding the investigation of Oc Eo culture. Three leading units in the field of archaeology participated in this project: the Institute of Imperial Citadel Studies, the Institute of Archaeology, and the Institute of Social Sciences in the Southern region. The primary objective of the Project is to excavate and study the remains of the Oc Eo culture at the sites in Oc Eo – Ba The (Thoai Son district, An Giang province) and the Nen Chua (Hon Dat district, Kien Giang province) in order to collect data and clarify the history of the formation and development of the Oc Eo culture, as well as to investigate the position, function, and significance of the ancient city of Oc Eo.
After nearly four years of the project, many significant new results and vivid evidence of the formation and brilliant development of the Oc Eo culture from the first century CE to the eighth century CE have been obtained. This article will publish for the first time the results of new research on the ancient city of Ok Eo and the kingdom of Funan, based on the 2017-2020 archaeological excavations and surveys at the Oс Eo - Ba The and Nen Chua sites.
.........
Keywords: Oc Eo archaeological culture, Oc Eo ancient city, kingdom of Funan, Southern Region/Mekong delta, Vietnam
For citation: Bui Minh Tri (2023). Memory of Oc Eo Ancient City and Funan Kingdom in Light of Recent Archaeological Discoveries. Russian Journal of Vietnamese Studies, 7 (1): 53–67.
Full paper is available at:
https://vietnamjournal.ru/2618-9453/article/view/321707