10/03/2023
Ngày 06 tháng 03 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tổ chức Lễ Công bố và trao các quyết định Thi đua khen thưởng cho các cá nhân và tập thể của Viện trong năm 2022
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng, trao tặng danh hiệu cho các phòng đạt thành tích Tập thể Lao động xuất sắc
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng, trao tặng danh hiệu cho các cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng, trao Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm cho các cá nhân có thành tích xuất sắc
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng, trao Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm cho Phòng Kỹ thuật - Công nghệ
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng, trao tặng danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến
08/03/2023
Viện Nghiên cứu Kinh thành hưởng ứng Tuần lễ Áo Dài nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 08/03
30/01/2023
Trong 02 ngày 28 và 29 tháng 01 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học văn minh đô thị Đông Á” tổ chức bởi Đại học Đông Á, Nhật Bản.
06/03/2023
Ngày 06 tháng 03 năm 2023, Viện Nghiên cứu Kinh Thành đã tổ chức Lễ Công bố và trao các quyết định bổ nhiệm lại Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cho 05 cán bộ
Đồng chí Đỗ Thị Hồng Nhung thay mặt phòng Tổ chức - Hành chính đọc các Quyết định bổ nhiệm lại
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện Trưởng, trao các quyết định bổ nhiệm lại các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
Đồng chí Nguyễn Thanh Hà thay mặt các Trưởng, Phó phòng nhận quyết định bổ nhiệm lại phát biểu ý kiến, cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Viện và bày tỏ sự quyết tâm xây dựng tập thể Viện Nghiên cứu Kinh thành ngày càng vững mạnh
03/03/2023
Ngày 28/2/2023, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã ban hành Thông báo số 315/TB-KHXH về việc ông Lê Đức Hạnh thôi giữ chức Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành
13/01/2023
Sáng ngày 11/01/2023, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều động và bổ nhiệm đồng chí Phan Chí Hiếu giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm. Buổi lễ vinh dự được đón tiếp đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
07/01/2023
Thực hiện Quyết định số 2925/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/tháng 11/năm 2022 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Ngiên cứu Kinh Thành - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng Bắc Ninh - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp khai quật di tích Chùa Đông Lâm trên đỉnh núi Thiên Thai thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 22 tháng 11 năm 2022 đến ngày 05 tháng 01 năm 2023.
Ngày 5-1, tại Nhà văn hóa thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (Gia Bình), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di tích chùa Đông Lâm trên đỉnh núi Thiên Thai. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự.
27/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ gốm sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
Để tiếp tục công bố về những kết quả nghiên cứu mới và trao đổi mang tính học thuật về đồ gốm sứ Trung Quốc khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm Khoa học quốc tế “Đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên – Minh tại Hoàng thành Thăng Long” vào ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại Hội trường 3D, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
25/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
22/11/2022
Công khai Quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2021 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành
22/09/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, số lượng đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên và thời Minh (thế kỷ 13-17) được tìm thấy tại khu di tích là vô cùng đặc sắc và quý hiếm. Đây là những minh chứng sinh động phản ánh về đồ gốm sứ Trung Quốc được sử dụng trong đời sống Hoàng cung Thăng Long xưa, đồng thời khơi gợi về mối quan hệ giao lưu giữa Trung Quốc và Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trong lịch sử. Phát hiện quan trọng này cũng mở ra hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đồ sứ tìm thấy tại di tích Hoàng thành Thăng Long với các đồ sứ Trung Quốc sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên-Minh khai quật được tại Hoàng thành Thăng Long, cũng như góp phần làm rõ thêm mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long, Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế năm 2022 với chủ đề: Đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên - Minh tại Hoàng thành Thăng Long. Thông qua Tọa đàm khoa học này, Viện mong muốn sẽ là dịp trao đổi với các học giả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia gốm sứ Trung Quốc trong việc xác định đặc trưng, niên đại và nguồn gốc lò sản xuất của đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên và thời Minh, để từ đó có thể phân định và làm sáng rõ hơn về đồ gốm sứ Việt Nam thời Trần, thời Lê sơ và thời Mạc.