/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Hoạt động khoa học

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành đợt 5

07/10/2022
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành đợt 5

Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: "Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á"

21/09/2022
THÔNG BÁO HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “VĂN HÓA ÓC EO TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHÂU Á” Tổ chức tại: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam   Để hướng tới nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về văn hóa Óc Eo, đồng thời tiếp tục làm sáng rõ hơn lịch sử, văn hóa và mối quan hệ của đô thị cổ Óc Eo trong giao lưu kinh tế, văn hóa với khu vực và thế giới trong giai đoạn 10 thế kỷ sau Công nguyên, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích khảo cổ học quan trọng và có nhiều giá trị này, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang với chủ đề “Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á”.   Nội dung Hội thảo: Hội thảo tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau: 1. Tổng kết, đánh giá kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Khu di tích Óc Eo – Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang), năm 2017-2020; 2. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam trong bối cảnh lịch sử, văn hóa Đông Nam Á và Châu Á; 3. Mạng lưới hải thương quốc tế và vai trò của đô thị cổ Óc Eo trong bối cảnh đô thị cổ ở Đông Nam Á và châu Á trước thế kỷ 10; 4. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Óc Eo – Ba Thê; 5. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê Thời gian tổ chức: Hội thảo dự kiến tổ chức trong 02 ngày, trong khoảng từ ngày 12 đến 20 tháng 11 năm 2022 (thời gian chính thức sẽ được thông báo sau). Ngày thứ nhất: Tham quan thực địa di tích Óc Eo – Ba Thê và Trưng bày Di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê (tại An Giang) Ngày thứ hai: Hội thảo khoa học tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Địa điểm tổ chức: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đăng ký tham gia Hội thảo: Thời gian nhận đăng ký tham luận và Tóm tắt (300 từ): từ ngày 05/09 đến 25/09/2022 Thời gian nộp toàn văn tham luận: Từ 10/10 đến 30/10/2022 Địa chỉ nhận bài viết: giangiseas@gmail.com; alexgiangvn@gmail.com. Mọi thông tin xin liên hệ với ông Đỗ Trường Giang, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Điện thoại: (+84) 0902 160 048 Trân trọng cám ơn.
INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”

INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”

12/09/2022
ANNOUNCEMENT AND CALL FOR PAPER INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE” Location: Long Xuyen city, An Giang province, Vietnam Time: November 2022

“DẤU ẤN VÕ VĂN KIỆT” VỚI KHẢO CỔ HỌC

23/11/2022
PGS.TS.Lại Văn Tới Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành Năm nay cả nước ta tưng bừng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí Võ Văn Kiệt. Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 31/5/2022 đã ban hành hướng dẫn số 55-HD/BTGTW tuyên truyền kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt 23/11/1922 - 23/11/2022. Hướng dẫn nêu rõ: “Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, cống hiến to lớn, quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng, Nhà nước, nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giáo dục truyền thống vẻ vang của Ðảng; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần khích lệ, cổ vũ các tầng lớp nhân dân noi gương đồng chí Võ Văn Kiệt, chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hăng say học tập, lao động, cống hiến sức lực, trí tuệ góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành (đợt 4)

26/07/2022
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành (đợt 4)

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành (đợt 3)

26/03/2022
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành đợt 2

11/03/2022
Quyết định về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành

19/01/2022
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành
TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ: ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG HOÀNG CUNG THĂNG LONG

TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ: ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG HOÀNG CUNG THĂNG LONG

26/12/2021
Ngày 20/12/2021, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế về ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG HOÀNG CUNG THĂNG LONG Trước thời điểm diễn ra cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), năm 2002-2004, không ai nói đến các loại đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Những đồ sứ cao cấp là đồ dùng của nhà vua, gọi là đồ ngự dụng được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào vốn từng là một thứ vô hình, không ai biết. Sử cũ Việt Nam không có trang dòng mô tả nào về việc lập các lò quan chuyên chế đồ gốm phục vụ cho triều đình và nhà vua giống như Trung Quốc. Do đó, các thế hệ hôm nay không ai biết về lò quan và đồ ngự dụng. Thuật ngữ đồ gốm ngự dụng đối với các học giả Việt Nam dường như còn là một điều gì đó rất mới mẻ và khá xa lạ. Vì thế, những đồ sứ cao cấp đích thực của Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long từ lâu chưa được nêu tỏ đúng mức với dư luận trong nước và thế giới. Các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập ở Việt Nam và trên thế giới dường như chưa có ý niệm về đồ gốm sứ Thăng Long hay những đồ sứ đích thực của Việt Nam được dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Người ta nói nhiều đến đồ gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) hay biết đến những đồ sứ ký kiểu/đặt làm tại các lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong Hoàng cung Huế.