Bình Định là vùng đất cổ gắn liền với lịch sử của vương quốc Champa dưới thời Vijaya (999-1471). Đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng nhất của vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam.
Địa điểm tổ chức trưng bày: Bảo tàng Tỉnh Bình Định, tp Quy Nhơn, Bình Định
Thời gian trưng bày: từ tháng 10/2017 đến nay
Đơn vị tổ chức: Trưng bày này được phối hợp tổ chức thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng Tỉnh Bình Định
Trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa Champa Bình Định có nghĩa khoa học và chính trị rất lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa Champa tại tỉnh Bình Định đến công chúng trong và ngoài nước.
Hệ thống di sản văn hóa Champa ở Bình Định rất phong phú, đa dạng và độc đáo gồm thành lũy, đền tháp, điêu khắc, cảng thị và các khu lò sản xuất gốm.
Với vị trí là trung tâm chính trị, trong khoảng thời gian từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, vương triều Vijaya đã cho xây dựng tại Bình Định nhiều tòa tháp gạch có qui to lớn với 13 tòa tháp trong 7 khu. Các cụm tháp chính hiện còn đến ngày nay gồm có tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, tháp Dương Long, tháp Bình Lâm, tháp Thủ Thiện, tháp Đôi, tháp Bánh Ít và nhiều phế tích tháp khác. Trong đó, Dương Long là tòa tháp gạch cổ có chiều cao cao nhất khu vực Đông Nam Á với 41m.
Gắn liền với hệ thống tháp cổ, người Champa đã có những sáng tạo nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời thể hiện qua hệ thống phù điêu và tượng tròn với đường nét khỏe khoắn, hình khối rõ ràng, bay bổng và căng tràn sức sống. Sự phát triển rực rỡ về kinh tế và chính trị giai đoạn thế kỷ 12-13 là nền tảng để người Champa tạo nên những tác phẩm điêu khắc đá tuyệt đẹp và nổi tiếng nhất trong lịch sử Champa. Tiêu biểu là các phù điêu Makara, Garuda hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng tỉnh Bình Định hay tượng Voi đá tại thành Đồ Bàn.
MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
- Trưng bày, quảng bá Di sản Văn hóa Champa Bình Định phục vụ Hội thảo Khoa học quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức tại Qui Nhơn – Bình Định;
- Điều chỉnh, làm mới lại phương thức trưng bày quảng bá Di sản Văn hóa Champa Bình Định, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách tham quan;
- Nghiên cứu phân định lại không gian, hiện vật trưng bày;
- Nghiên cứu xây dựng nội dung khoa học trưng bày và hệ thống thuyết minh trưng bày.
- Tạo nên một hình ảnh mới trong cách trưng bày, giới thiệu giá trị Di sản Văn hóa Champa ở Bình Định;
- Giúp Bảo tàng tỉnh có khả năng hơn trong việc thu hút khách tham quan, phát triển tiềm năng du lịch trong tương lai;
25/11/2023
Ngày 28/11/20203, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao – Bảo tàng Hà ...
17/10/2020
Copyright © 2020 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
15/10/2020
11/04/2020
Trưng bày Di sản thời Đinh - Tiền Lê tại khu Di tích Cố Đô Hoa Lư, năm 2020
20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
3D graphics: Nguyễn Tài Linh + Nguyễn Quang Ngọc
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
Graphics: Nguyễn Tài Linh
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
16/01/2020
Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" được chính thức khởi động từ cuối năm 2011 và được hoàn ...
16/01/2020
Trưng bày chuyên đề về Đồ gốm sứ Ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) có nghĩa khoa học và ...