Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" được chính thức khởi động từ cuối năm 2011 và được hoàn thiện trong năm 2016.
Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" được chính thức khởi động từ cuối năm 2011. Năm 2012, hoàn thành công tác nghiên cứu xây dựng nội dung Đề án. Năm 2013, phát triển nội dung của Đề án thành Dự án và tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nội dung khoa học và ý tưởng trưng bày của Dự án. Năm 2014, tập trung phối hợp với tư vấn trong nước và quốc tế tổ chức thiết kế trưng bày và hoàn thiện hồ sơ thiết kế trưng bày. Năm 2015, tổ chức thẩm định, phê duyệt và chính thức thi công trưng bày. Năm 2016, hoàn thiện công tác thi công, hoàn thiện nội dung kịch bản trưng bày và tập trung xử lý bảo tồn di tích, di vật trưng bày. Về cơ bản, nội dung Dự án đã được hoàn thiện vào tháng 6/2016, tiếp tục điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện trong năm 2016.
Có thể nói, Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" là một dự án có ý nghĩa chính trị và khoa học rất to lớn, nhưng đồng thời cũng là dự án rất khó. Khó là bởi vì từ trước tới nay ở Việt Nam chưa từng tổ chức thực hiện một bảo tàng khảo cổ học có tầm cỡ lớn và mới mẻ như thế này. Và, khó là bởi đây là trưng bày về di tích khảo cổ học rất đặc thù và hình mẫu chuẩn về loại hình di tích đó lại dường như rất thiếu tư liệu. Hình thái kiến trúc cổ của Việt Nam từ thời kỳ Tiền Thăng Long đến thời kỳ Thăng Long đều đã bị thất truyền, không còn tồn tại đến ngày nay, do đó không có bất cứ hình mẫu chuẩn mực nào để làm cơ sở đối sánh khi muốn phục dựng hay giới thiệu trưng bày.
Mặt khác, do đặc thù là di tích khảo cổ học, chỉ có thể di dời được từng bộ phận hay từng cấu kiện gốc của di tích, không thể di dời cả mặt bằng di tích vì do nó có qui mô quá lớn và do chủ yếu là được tạo bởi kết cấu bằng nền đất, vì vậy, muốn tái hiện lại di tích đó thì phải tiến hành phục dựng mặt bằng dựa trên những bằng chứng khảo cổ học. Và, vì tính chất phức tạp của các tầng đất chứa di tích cũng như tính chất không bền vững của nền móng các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam không thể bảo tồn lâu dài, do đó, giải pháp trưng bày về di tích được xác định là thể hiện diện mạo mặt bằng của di tích như nguyên gốc kết hợp với những thủ pháp ánh sáng, công nghệ hiện đại nhằm vừa đảm bảo tính khách quan khoa học vừa tạo ra những ấn tượng, dễ hiểu cho khách tham quan, đồng thời phải có phương án xử lý bảo tồn lâu dài.
Từ những vấn đề nêu trên, để có thể đáp ứng được mục tiêu và nội dung khoa học trưng bày, trong suốt quá trình thực hiện dự án, công tác nghiên cứu thường xuyên được đặt ra và được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu của dự án. Và trong suốt quá trình đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã vừa phải tổ chức nghiên cứu so sánh vừa thu thập tư liệu và học tập kinh nghiệm của các nước tân tiến trên thế giới để tiếp tục làm sáng rõ giá trị của các di tích, di vật trưng bày, đảm bảo tính khoa học cao khi giới thiệu trưng bày. Kết quả thực hiện nội dung khoa học của dự án là sự tổng hợp của các thành tựu đầu tư nghiên cứu trong suốt quá trình lập Đề án, rồi đến Dự án và được cô đúc trong Thuyết minh thiết kế trưng bày, tiếp tục được phát triển, hoàn thiện trong quá trình thiết kế và thi công trưng bày.
Có thể nói, thành quả lớn nhất của dự án này chính là thành quả của kết quả đầu tư nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trách nhiệm và hiệu quả; Thành quả của sự tìm kiếm ý tưởng và giải pháp khoa học trưng bày; Thành quả của những nỗ lực rất cao trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và khoa học bảo tồn vào trong bảo tàng.
Trong 5 năm qua, kể từ khi được giao nhiệm vụ, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã không ngừng nỗ lực và quyết tâm rất cao trong đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học. Các nội dung khoa học trưng bày của dự án đã được thực hiện rất nghiêm túc theo nội dung khoa học và hồ sơ thiết kế được phê duyệt tại Quyết định số 1190A/QĐ-KHXH ngày 10/06/2015 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung khoa học đó sẽ chỉ là những trang giấy nếu nó không có được những ý tưởng thiết kế trưng bày độc đáo, táo bạo hay được đầu tư xây dựng thành những kịch bản công phu, được làm sống động bởi những giải pháp công nghệ trưng bày hiện đại.
HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY TẦNG HẦM 2






HÌNH ẢNH TRƯNG BÀY TẦNG HẦM 1










25/11/2023
Ngày 28/11/20203, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao – Bảo tàng Hà ...
17/10/2020
Copyright © 2020 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
15/10/2020
11/04/2020
Trưng bày Di sản thời Đinh - Tiền Lê tại khu Di tích Cố Đô Hoa Lư, năm 2020
20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
3D graphics: Nguyễn Tài Linh + Nguyễn Quang Ngọc
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành.
Graphics: Nguyễn Tài Linh
Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
16/01/2020
Bình Định là vùng đất cổ gắn liền với lịch sử của vương quốc Champa dưới thời Vijaya (999-1471). Đây là trung tâm chính trị, kinh ...
16/01/2020
Trưng bày chuyên đề về Đồ gốm sứ Ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) có nghĩa khoa học và ...