/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Trưng bày Đồ gốm Ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ, năm 2017

16/01/2020
Trưng bày chuyên đề về Đồ gốm sứ Ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) có nghĩa khoa học và chính trị rất lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đến công chúng trong và ngoài nước.
Địa điểm tổ chức trưng bày: NHÀ N19 – SÂN ĐAN TRÌ – THÀNH CỔ HÀ NỘI 
Diện tích trưng bày: 162,89m2 
Thời gian trưng bày: 07 tháng, từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
Đơn vị tổ chức: Trưng bày này được phối hợp tổ chức thực hiện bởi Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Mục đích, ý nghĩa của trưng bày:
Trưng bày chuyên đề về Đồ gốm sứ Ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) có nghĩa khoa học và chính trị rất lớn trong việc tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn hóa của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đến công chúng trong và ngoài nước.
Đây là lần đầu tiên tổ chức trưng bày chuyên về đồ gốm của nhà Vua và Vương hậu khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Những sưu tập đồ gốm này được xem là báu vật của Hoàng cung, phản ánh nhiều mặt về đời sống, văn hóa, xã hội của tầng lớp cao trong xã hội thời bấy giờ.
Cuộc trưng bày được tổ chức nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 7 năm khu di tích được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Nội dung trưng bày:
Trưng bày 104 hiện vật đồ gốm sứ Việt Nam tiêu biểu, đặc sắc khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là các sưu tập đồ gốm quí dành cho nhà Vua và Vương hậu thời Lê sơ, thế kỷ 15-16. Bên cạnh đó, khu hành lang sẽ trưng bày giới thiệu một số sưu tập đồ gốm sứ Việt Nam thời Lê Trung hưng nhằm làm phong phú, đa dạng về các loại hình đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Giải pháp và hình thức trưng bày: 
- Trưng bày theo giải pháp hiện đại, kết hợp giữa trưng bày Tĩnh và Động, sử dụng công nghệ trình chiếu Media và ánh sáng, âm thanh hiện đại. - Thiết kế hệ thống tủ chuyên biệt, mang phong cách hiện đại, làm tôn vinh hiện vật trưng bày; - Sử dụng hệ đèn LED để chiếu sáng trưng bày;
- Áp dụng phong cách đồ họa hiện đại để thiết kế pano, nội dung khoa học trưng bày cùng với màu sắc ấn tượng và độc đáo, tạo cảm xúc cho các không gian trưng bày. 8. Thiết bị trưng bày: - Tủ kính trưng bày: 17 tủ, trong đó có 02 tủ kính chuyên dụng, đặc biệt; - Máy chiếu Media (Projector): 02 chiếc, chuyên dụng chiếu ở cự ly gần;
- Đèn LED: Hệ đèn chuyên dụng chiếu sáng trưng bày, được gắn bởi hệ thanh ray.
 
 
Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê lần đầu tiên được trưng bày giúp người xem cảm nhận chân thực, rõ ràng về phẩm cấp cao sang của các loại đồ gốm dành riêng cho nhà vua và vương hậu từng sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
 

Sưu tập đồ gốm quí của các vua thời Lê sơ lần đầu tiên được biết đến là các loại bát, đĩa men trắng mỏng, được chế tác rất hoàn hảo và tinh mỹ khác thường, trong lòng in nổi hình 2 con rồng chân có 5 móng sắc nhọn, giữa lòng in chữ Quan. Đẳng cấp cao sang của sản phẩm gốm này chính là hình rồng, biểu trưng của vương quyền/quyền lực của nhà vua và chữ Quan cho biết đây là đồ quan dụng hay ngự dụng dành riêng cho nhà vua. 
 
 
 
Những đồ gốm cao cấp trang trí hình chim phượng hay thiên nga hoặc hoa lá, văn sóng nước mà phẩm cấp của nó vượt trội hơn nhiều so với những đồ gốm thông thường dành cho cung phi cho thấy đây là những đồ dùng đặc biệt dành riêng cho các vương hậu. Đó là những đồ gốm men trắng, đồ gốm hoa lam hay đồ gốm vẽ nhiều màu và dát vàng thật trên men. Đồ án hoa văn trang trí trên các đồ gốm này được thể hiện giàu tính nghệ thuật và mang dấu ấn rất riêng biệt của những đồ dùng dành riêng cho vương hậu. 

 
Những đồ gốm đặc biệt dành cho vương hậu trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ còn được minh chứng rõ qua phát hiện quan trọng về sưu tập đồ gốm ghi chữ Hán dưới đáy hay trong lòng hoặc trên thân sản phẩm: “Trường Lạc”, “Trường Lạc cung” hay “Trường Lạc khố”. Những dòng chữ này cho biết chắc chắn rằng, đây là đồ gốm dùng trong cung Trường Lạc, là tài sản riêng của cung Trường Lạc. 

 
Những đồ gốm của cung Trường Lạc chủ yếu là các loại bát, đĩa, chén men trắng có nhiều chất lượng khác nhau. Trong đó, loại gốm cao cấp thường được trang trí in nổi văn sóng nước hay hoa cúc hoặc hoa mẫu đơn dây. 

 
Lê Trung hưng (1595-1789) là giai đoạn trì trệ nhất trong lịch sử do sự khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của xã hội phong kiến Việt Nam. Hoàng cung Thăng Long thời kỳ này dùng nhiều đồ gốm được sản xuất ở các lò ngoại vi Thăng Long, vùng đồng bằng Bắc Bộ như Bình Giang (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội), Xích Đằng (Hưng Yên), Phù Lãng (Bắc Ninh). Điều này cho thấy, thời Lê Trung hưng, các lò gốm ở Thăng Long không còn duy trì sản xuất.

 
 
XEM THÊM:
















 
Bình luận:()

Các tin khác

TRƯNG BÀY “GIẢI MÃ BÍ ẨN KIẾN TRÚC ĐIỆN KÍNH THIÊN”

TRƯNG BÀY “GIẢI MÃ BÍ ẨN KIẾN TRÚC ĐIỆN KÍNH THIÊN”

25/11/2023
Ngày 28/11/20203, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao – Bảo tàng Hà ...
Tham quan Panorama phòng truyền thống Ban Tổ chức Trung Ương - IICS

Tham quan Panorama phòng truyền thống Ban Tổ chức Trung Ương - IICS

17/10/2020
Copyright © 2020 Viện nghiên cứu Kinh Thành. Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
Trưng bày Di sản thời Đinh - Tiền Lê tại khu Di tích Cố Đô Hoa Lư, năm 2020

Trưng bày Di sản thời Đinh - Tiền Lê tại khu Di tích Cố Đô Hoa Lư, năm 2020

11/04/2020
Trưng bày Di sản thời Đinh - Tiền Lê tại khu Di tích Cố Đô Hoa Lư, năm 2020
Tham quan 3D phòng truyền thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Tham quan 3D phòng truyền thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành. 3D graphics: Nguyễn Tài Linh + Nguyễn Quang Ngọc Create a tour program: Nguyễn Tài Linh  
Ứng dụng tương tác lật sách Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Ứng dụng tương tác lật sách Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

20/02/2020
Copyright © 2019 Viện nghiên cứu Kinh Thành. Graphics: Nguyễn Tài Linh  Create a tour program: Nguyễn Tài Linh
Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội

Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội

16/01/2020
Dự án "Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội" được chính thức khởi động từ cuối năm 2011 và được hoàn ...
Trưng bày Di sản văn hóa Champa Bình Định, năm 2017

Trưng bày Di sản văn hóa Champa Bình Định, năm 2017

16/01/2020
Bình Định là vùng đất cổ gắn liền với lịch sử của vương quốc Champa dưới thời Vijaya (999-1471). Đây là trung tâm chính trị, kinh ...