06/03/2023
Ngày 06 tháng 03 năm 2023, Viện Nghiên cứu Kinh Thành đã tổ chức Lễ Công bố và trao các quyết định bổ nhiệm lại Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cho 05 cán bộ
Đồng chí Đỗ Thị Hồng Nhung thay mặt phòng Tổ chức - Hành chính đọc các Quyết định bổ nhiệm lại
PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện Trưởng, trao các quyết định bổ nhiệm lại các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
Đồng chí Nguyễn Thanh Hà thay mặt các Trưởng, Phó phòng nhận quyết định bổ nhiệm lại phát biểu ý kiến, cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Viện và bày tỏ sự quyết tâm xây dựng tập thể Viện Nghiên cứu Kinh thành ngày càng vững mạnh
03/03/2023
Ngày 28/2/2023, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã ban hành Thông báo số 315/TB-KHXH về việc ông Lê Đức Hạnh thôi giữ chức Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành
13/01/2023
Sáng ngày 11/01/2023, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều động và bổ nhiệm đồng chí Phan Chí Hiếu giữ chức Chủ tịch Viện Hàn lâm. Buổi lễ vinh dự được đón tiếp đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
28/12/2022
HAPPY NEW YEAR 2023!
27/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ gốm sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
Để tiếp tục công bố về những kết quả nghiên cứu mới và trao đổi mang tính học thuật về đồ gốm sứ Trung Quốc khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm Khoa học quốc tế “Đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên – Minh tại Hoàng thành Thăng Long” vào ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại Hội trường 3D, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
25/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
22/11/2022
Công khai Quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2021 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành
22/09/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, số lượng đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên và thời Minh (thế kỷ 13-17) được tìm thấy tại khu di tích là vô cùng đặc sắc và quý hiếm. Đây là những minh chứng sinh động phản ánh về đồ gốm sứ Trung Quốc được sử dụng trong đời sống Hoàng cung Thăng Long xưa, đồng thời khơi gợi về mối quan hệ giao lưu giữa Trung Quốc và Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trong lịch sử. Phát hiện quan trọng này cũng mở ra hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đồ sứ tìm thấy tại di tích Hoàng thành Thăng Long với các đồ sứ Trung Quốc sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên-Minh khai quật được tại Hoàng thành Thăng Long, cũng như góp phần làm rõ thêm mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long, Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế năm 2022 với chủ đề: Đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên - Minh tại Hoàng thành Thăng Long. Thông qua Tọa đàm khoa học này, Viện mong muốn sẽ là dịp trao đổi với các học giả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia gốm sứ Trung Quốc trong việc xác định đặc trưng, niên đại và nguồn gốc lò sản xuất của đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên và thời Minh, để từ đó có thể phân định và làm sáng rõ hơn về đồ gốm sứ Việt Nam thời Trần, thời Lê sơ và thời Mạc.
07/10/2022
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành đợt 5
23/11/2022
PGS.TS.Lại Văn Tới
Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành
Năm nay cả nước ta tưng bừng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí Võ Văn Kiệt. Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 31/5/2022 đã ban hành hướng dẫn số 55-HD/BTGTW tuyên truyền kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt 23/11/1922 - 23/11/2022. Hướng dẫn nêu rõ: “Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, cống hiến to lớn, quan trọng của đồng chí Võ Văn Kiệt - nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng, Nhà nước, nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giáo dục truyền thống vẻ vang của Ðảng; khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần khích lệ, cổ vũ các tầng lớp nhân dân noi gương đồng chí Võ Văn Kiệt, chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, hăng say học tập, lao động, cống hiến sức lực, trí tuệ góp phần xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.