11/12/2020
Tháng 12/2020, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Đồ sứ Trung Quốc thời Tống trong Hoàng cung Thăng Long”.
24/09/2020
Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội nằm bên dưới 2 tầng hầm phía Đông của tòa Nhà Quốc hội. Đây là khu trưng bày tái hiện những phát hiện quan trọng của khảo cổ học tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.
Cuộc khai quật năm 2008-2009 đã phát hiện được 140 di tích cùng hàng chục ngàn di vật khảo cổ của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau, minh chứng tòa Nhà Quốc hội nằm ở vị trí phía Tây Nam của Cấm thành Thăng Long xưa.
Những giá trị tiêu biểu, đặc sắc nhất của các loại hình di tích và di vật từ cuộc khai quật được giới thiệu sinh động tại Tầng hầm 1 và Tầng hầm 2, được cấu trúc theo lát cắt địa tầng khảo cổ, theo diễn biến thời gian. Nội dung trưng bày được thể hiện lồng ghép, xen cài giữa di tích và di vật, trong đó di tích là “hồn cốt” của trưng bày./.
30/06/2020
Viện Nghiên cứu Kinh thành tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành được thành lập từ ngày 28/4/2011, là tổ chức nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt nam, có chức năng nghiên cứu khoa học cơ bản, chuyên sâu về kinh thành cổ Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu kinh thành và bảo tàng, bảo tồn di sản Kinh thành cổ Việt Nam. Với chức năng và nhiệm vụ mới, ngay sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành đã kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, thành lập Chi bộ Trung tâm và các tổ chức đoàn thể.
29/06/2020
Ngày 13 và 15 tháng 6 năm 2020, Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh Thành tiến hành Đại hội Chi bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
04/02/2020
Cũng như Simhapura - kinh thành Sư Tử ở Trà Kiệu (Quảng Nam), Vijaya (thành Đồ Bàn, Bình Định) từng là kinh đô của vương quốc cổ Chămpa, đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng nhất của vương quốc từ thế kỷ 11 - 15. Bên cạnh hệ thống di sản văn hóa nổi tiếng, gốm cổ đã trở thành một phần rất quan trọng trong di sản văn hóa Chămpa.