Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành), sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Người sinh ra và lớn lên khi nước nhà bị thực dân Pháp xâm lược và đã trở thành một nước thuộc địa. Chứng kiến nhân dân sống trong cảnh nô lệ, đói khổ, lầm than và các phong trào đấu tranh khởi nghĩa, chống giặc ngoại xâm đã làm cho người thanh niên yêu nước khi đó nung nấu ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.
Khoảng thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn nhận các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, Phong trào Đông Du, Phong trào Đông Kinh nghĩa thục, cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cuộc vận động cải cách của nhà yêu nước Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối. Nhưng thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi người thanh niên yêu nước có một quyết định táo bạo là ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
. Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt [1] “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”
Người chọn hướng đi sang các nước tư bản phương Tây tìm hiểu sự thật đằng sau khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, xem người ta làm thể nào rồi trở về giúp đồng bào mình. Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đầu chuyến hành trình trên con tàu Amiral Latouche Tresville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[3]. Điều này sớm đã thể hiện tư tưởng, ý chí tự lực, tự cường và một khát vọng lớn, mang tầm nhìn thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Từ năm 1912 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Sinh sống và làm việc tại nhiều nước tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận thức và vạch rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản: ở đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cùng là bạn bè, anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, đứng lên đấu tranh giải phóng.
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp). Hội nghị này còn gọi là Hội nghị hoà bình Pari, nhưng thực chất đó là nơi chia phần giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, Nguyễn Tất Thành trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vesailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không được hội nghị xem xét. Với dư luận Pháp, bản Yêu sách cũng không có tiếng vang như mong muốn, nhưng lại tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong nước và nước ngoài. Một người Việt Nam với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế, đòi cho Việt Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực. Đây là dấu hiệu mới của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trên đường đi tới độc lập dân tộc. Qua việc bản Yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy, như sau này Người đã viết: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”[4] và “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”[5].
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc[6] đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Người giải đáp những vấn đề cơ bản về con đường giải phóng dân tộc mà Người tìm kiếm bấy lâu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[7]. Tháng 12/1920, Người đã gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Người tích cực truyền bá chù nghĩa Mác - Lênin về trong nước. Người đã mang đến một luồng gió mới về đấu tranh cách mạng đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, khơi dậy trong họ tinh thần đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước ta trong những năm 30 của thế kỷ XX, đưa tới sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam[8], mở ra thời đại rực rỡ của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những dấu ấn lịch sử và tầm vóc thời đại.
Tại Cửu Long (Hồng Kông), từ ngày 6 tháng 1 năm 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng Việt Nam, trong đó xác định rõ chủ trương của những người cộng sản là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cuộc cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá, quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp của tư bản đế quốc, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông, thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thi hành luật ngày làm 8 giờ v.v..
Hội nghị hợp nhất cũng đã thảo luận và quyết định các phương châm và kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, về cách cử ra một Ban Trung ương lâm thời. Trong ngày làm việc cuối cùng, hội nghị đã quyết nghị về việc xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo để tuyên truyền. Ngày 08 tháng 02 năm 1930, các đại biểu dự hội nghị thành lập Đảng đã về nước. Sau đó, ngày 24 tháng 02 năm 1930, một hội nghị quan trọng được tổ chức tại Sài Gòn để xem xét yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản của Đông Dương Cộng sản liên đoàn và nhất trí công nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác, chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng hoàng", "to đẹp" đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng Mácxít ở Việt Nam, tạo ra những điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.
Hiện nay, đất nước đã giành được độc lập, tự do, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước giàu đẹp, từ ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nói theo trong cuộc sống và lao động, đó cũng là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc.
[1] Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923.
[2] Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biếu toàn quốc lân thứ IV, Nxb. Sự thật, H, 1975, tr. 5 -6.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 441.
5 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tr. 33.
[6]. Năm 1919, khi hoạt động ở Pháp, Bác lấy tên Nguyễn Ái Quổc.
[7]. Hồ Chỉ Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1, tr. IX.
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam ra dôi ngày 03 tháng 02 năm 1930.