30/01/2023
Trong 02 ngày 28 và 29 tháng 01 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học văn minh đô thị Đông Á” tổ chức bởi Đại học Đông Á, Nhật Bản.
07/01/2023
Thực hiện Quyết định số 2925/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/tháng 11/năm 2022 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Ngiên cứu Kinh Thành - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng Bắc Ninh - Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp khai quật di tích Chùa Đông Lâm trên đỉnh núi Thiên Thai thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ ngày 22 tháng 11 năm 2022 đến ngày 05 tháng 01 năm 2023.
Ngày 5-1, tại Nhà văn hóa thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu (Gia Bình), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học di tích chùa Đông Lâm trên đỉnh núi Thiên Thai. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự.
27/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ gốm sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
Để tiếp tục công bố về những kết quả nghiên cứu mới và trao đổi mang tính học thuật về đồ gốm sứ Trung Quốc khai quật được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm Khoa học quốc tế “Đồ gốm sứ Trung Quốc thời Nguyên – Minh tại Hoàng thành Thăng Long” vào ngày 26 tháng 11 năm 2022 tại Hội trường 3D, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
25/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ gốm thời Nguyên (1271-1368) và thời Minh (1368 - 1644) có số lượng rất đáng kể, tương đối phong phú về loại hình và dòng gốm, đặc biệt là có nhiều sản phẩm vô cùng đặc sắc và quý hiếm được sản xuất bởi các ngự xưởng nổi tiếng ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây. Đây là những đồ sứ được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long thời Trần và thời Lê. Phát hiện quan trọng này khơi gợi nhiều về mối quan hệ giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại nhà Nguyên và nhà Minh với Kinh đô Thăng Long – Đại Việt trong lịch sử.
21/09/2022
THÔNG BÁO
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“VĂN HÓA ÓC EO TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHÂU Á”
Tổ chức tại: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam
Để hướng tới nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện hơn về văn hóa Óc Eo, đồng thời tiếp tục làm sáng rõ hơn lịch sử, văn hóa và mối quan hệ của đô thị cổ Óc Eo trong giao lưu kinh tế, văn hóa với khu vực và thế giới trong giai đoạn 10 thế kỷ sau Công nguyên, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích khảo cổ học quan trọng và có nhiều giá trị này, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang với chủ đề “Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á”.
Nội dung Hội thảo: Hội thảo tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau:
1. Tổng kết, đánh giá kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại Khu di tích Óc Eo – Ba Thê (An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang), năm 2017-2020;
2. Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam trong bối cảnh lịch sử, văn hóa Đông Nam Á và Châu Á;
3. Mạng lưới hải thương quốc tế và vai trò của đô thị cổ Óc Eo trong bối cảnh đô thị cổ ở Đông Nam Á và châu Á trước thế kỷ 10;
4. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Óc Eo – Ba Thê;
5. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê
Thời gian tổ chức: Hội thảo dự kiến tổ chức trong 02 ngày, trong khoảng từ ngày 12 đến 20 tháng 11 năm 2022 (thời gian chính thức sẽ được thông báo sau).
Ngày thứ nhất: Tham quan thực địa di tích Óc Eo – Ba Thê và Trưng bày Di sản văn hóa Óc Eo – Ba Thê (tại An Giang)
Ngày thứ hai: Hội thảo khoa học tại Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Địa điểm tổ chức: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Đăng ký tham gia Hội thảo:
Thời gian nhận đăng ký tham luận và Tóm tắt (300 từ): từ ngày 05/09 đến 25/09/2022
Thời gian nộp toàn văn tham luận: Từ 10/10 đến 30/10/2022
Địa chỉ nhận bài viết: giangiseas@gmail.com; alexgiangvn@gmail.com.
Mọi thông tin xin liên hệ với ông Đỗ Trường Giang, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Điện thoại: (+84) 0902 160 048
Trân trọng cám ơn.
12/09/2022
ANNOUNCEMENT AND CALL FOR PAPER
INTERNATIONAL CONFERENCE
“OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”
Location: Long Xuyen city, An Giang province, Vietnam
Time: November 2022
10/05/2022
Ngày 25/3, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, An Giang) và Nền Chùa (Kiên Giang) đã chính thức được công bố sau 4 năm thực hiện dự án.
10/05/2022
Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”
10/05/2022
Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tại Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức tọa đàm khoa học “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam Lê sơ” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
10/05/2022
Sáng nay (20/12), tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long”, góp phần giải mã bí ẩn về đồ gốm ngự dụng qua các triều đại Lý, Trần, Lê.
10/05/2022
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long”, công bố và trao đổi về một số thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến các loại hình đồ gốm sứ dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
26/12/2021
Ngày 20/12/2021, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế về ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG HOÀNG CUNG THĂNG LONG
Trước thời điểm diễn ra cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), năm 2002-2004, không ai nói đến các loại đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Những đồ sứ cao cấp là đồ dùng của nhà vua, gọi là đồ ngự dụng được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào vốn từng là một thứ vô hình, không ai biết. Sử cũ Việt Nam không có trang dòng mô tả nào về việc lập các lò quan chuyên chế đồ gốm phục vụ cho triều đình và nhà vua giống như Trung Quốc. Do đó, các thế hệ hôm nay không ai biết về lò quan và đồ ngự dụng. Thuật ngữ đồ gốm ngự dụng đối với các học giả Việt Nam dường như còn là một điều gì đó rất mới mẻ và khá xa lạ.
Vì thế, những đồ sứ cao cấp đích thực của Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long từ lâu chưa được nêu tỏ đúng mức với dư luận trong nước và thế giới. Các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập ở Việt Nam và trên thế giới dường như chưa có ý niệm về đồ gốm sứ Thăng Long hay những đồ sứ đích thực của Việt Nam được dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Người ta nói nhiều đến đồ gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) hay biết đến những đồ sứ ký kiểu/đặt làm tại các lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong Hoàng cung Huế.