Để góp phần nghiên cứu làm rõ về lịch sử đồ gốm Bình Định và vai trò của nó trong lịch sử giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Champa với Đại Việt, giữa Champa với các nước quốc đảo trong khu vực Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã đưa ra sáng kiến tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về gốm Bình Định tại Bình Định. Đây là Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về gốm cổ Bình Định ở Việt Nam kể từ sau 43 năm phát hiện. Do đó, nó có ý nghĩa khoa học và tầm quan trọng rất đặc biệt.
Hội thảo khoa học này đã nhận được 40 bài tham luận, trong đó có 24 bài tham luận của các học giả Việt Nam đến từ Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Trường Đại học Khoa học và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học và Nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định, Bảo tàng tỉnh Bình Định, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội và một số học giả nghiên cứu tự do; 16 bài tham luận của các học giả quốc tế đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Philippines và Brunei.
Kỷ yếu Hội thảo dày hơn 700 trang với nhiều hình ảnh minh họa sinh động, nhiều tư liệu mới, quan trọng lần đầu tiên được công bố, cho thấy chủ đề và nội dung của Hội thảo đã thu hút sự quan tâm rất đặc biệt của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Tham luận của các học giả cơ bản tập trung vào 3 nội dung lớn: (1) Đó là các vấn đề liên quan đến đặc trưng, niên đại, chủ nhân và kỹ thuật sản xuất của gốm cổ Bình Định; (2) Đó là các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa Vương triều Vijaya với Kinh đô Thăng Long - Đại Việt trong lịch sử; (3) Đó là các vấn đề liên quan đến lịch sử giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Champa - Đại Việt và các nước thông qua hệ thống thương cảng, hệ thống thương mại biển cùng những phát hiện quan trọng và có rất nhiều ý nghĩa về đồ gốm Bình Định - Việt Nam tại các thương cảng, các di tích khảo cổ học ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Các đại biểu tham quan hố khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me
Các đại biểu trao đổi tại hố khai quật
Các đại biểu tham quan di tích tháp Champa
Trưng bày di sản văn hóa Champa tại Bảo tàng Bình Định

Hội thảo khoa học quốc tế
Hội thảo khoa học quốc tế

30/01/2023
Trong 02 ngày 28 và 29 tháng 01 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học ...
07/01/2023
Thực hiện Quyết định số 2925/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/tháng 11/năm 2022 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Ngiên cứu Kinh Thành - ...
27/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thời ...
25/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, ...
21/09/2022
THÔNG BÁO
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“VĂN HÓA ÓC EO TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHÂU Á”
Tổ chức tại: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, ...
12/09/2022
ANNOUNCEMENT AND CALL FOR PAPER
INTERNATIONAL CONFERENCE
“OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”
Location: Long Xuyen city, An Giang province, Vietnam
Time: November 2022
10/05/2022
Ngày 25/3, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Óc Eo - Ba ...
10/05/2022
Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”