10/05/2022
Ngày 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long”, công bố và trao đổi về một số thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến các loại hình đồ gốm sứ dùng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
26/12/2021
Ngày 20/12/2021, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế về ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG HOÀNG CUNG THĂNG LONG
Trước thời điểm diễn ra cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), năm 2002-2004, không ai nói đến các loại đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long. Những đồ sứ cao cấp là đồ dùng của nhà vua, gọi là đồ ngự dụng được sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào vốn từng là một thứ vô hình, không ai biết. Sử cũ Việt Nam không có trang dòng mô tả nào về việc lập các lò quan chuyên chế đồ gốm phục vụ cho triều đình và nhà vua giống như Trung Quốc. Do đó, các thế hệ hôm nay không ai biết về lò quan và đồ ngự dụng. Thuật ngữ đồ gốm ngự dụng đối với các học giả Việt Nam dường như còn là một điều gì đó rất mới mẻ và khá xa lạ.
Vì thế, những đồ sứ cao cấp đích thực của Việt Nam trong Hoàng cung Thăng Long từ lâu chưa được nêu tỏ đúng mức với dư luận trong nước và thế giới. Các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tập ở Việt Nam và trên thế giới dường như chưa có ý niệm về đồ gốm sứ Thăng Long hay những đồ sứ đích thực của Việt Nam được dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại. Người ta nói nhiều đến đồ gốm sứ Chu Đậu (Hải Dương) hay biết đến những đồ sứ ký kiểu/đặt làm tại các lò Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc) được dùng trong Hoàng cung Huế.
12/10/2021
15/11/2021
13/10/2021
19/07/2021
The archaeological discoveries at Thăng Long Imperial citadel site in the years 2002-2004 and 2008-2009 have found traces of the foundations of the many palatial buildings. These were the remains of the palaces and architectures in the ancient Thăng Long Royal Palace, contributing to affirming the extraordinary value and importance of the site.
Under the Lê sơ dynasty, Đại Việt was a powerful kingdom in Southeast Asia. The Lê sơ dynasty built Thăng Long Royal palace based on the Thăng Long palaces of the previous Lý and Trần dynasties, but built solidly, with deep moats and strict separation between the citadels.
19/07/2021
Những khám phá của khảo cổ học dưới lòng đất tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long vào những năm 2002-2004 và 2008-2009 đã tìm thấy phần còn lại của những tòa nhà kiên cố thể hiện rõ qua dấu tích nền móng các công trình. Đó là dấu tích còn lại của những công trình kiến trúc cung điện, lầu gác trong Hoàng cung Thăng Long xưa, góp phần khẳng định giá trị và tầm quan trọng đặc biệt của khu di sản Hoàng thành Thăng Long.
19/07/2021
The Imperial Citadel of Thăng Long has discovered a tremendous amount of Vietnamese porcelain through the Đại La, Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, and Nguyễn periods. Many very high-quality products with sophisticated patterns showed the kingship and were assumed to be imperial wares. Those imperial wares include utensils and ceramics reserved for the Kings and might also be for the royal courts. These high-class ceramics are all refined types produced by Thăng Long kilns, and in terms of quality, they are not inferior to Chinese porcelain of the same period. This proves the very high level of development of Vietnam's ancient ceramic production technology. Rare and precious ceramics were used by Vietnamese kings in the Imperial Palace of Thăng Long through the Lý, Trần, and Lê sơ dynasties. This is a significant scientific issue in studying and understanding the cultural, political, religious, and economic life in Thăng Long Imperial Palace through historical periods.
19/07/2021
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Việt Nam với tổng số ... trải qua các thời kỳ Đại La, Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Trong đó, nhiều sản phẩm có chất lượng rất cao, hoa văn tinh xảo, mang tính vương quyền được suy đóan là những đồ ngự dụng. Khái niệm đồ ngự dụng ở đây được hiểu là những đồ dùng dành riêng cho nhà Vua, nhưng trong bối cảnh rộng hơn đây có thể còn là đồ dùng của gia đình hoàng tộc. Những đồ gốm sứ cao cấp này đều là loại tinh chế do lò quan Thăng Long sản xuất và về chất lượng chúng không thua kém so với đồ sứ Trung Quốc cùng thời. Điều này không những chứng tỏ trình độ phát triển rất cao của công nghệ sản xuất gốm cổ Việt Nam, mà đây còn là những bằng chứng đầu tiên cho chúng ta và quốc tế biết được đầy đủ và rõ ràng nhất về hình ảnh những đồ gốm Ngự dụng hiếm quý của các vua Việt Nam dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. Đây là vấn đề khoa học rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống văn hóa, chính trị, tôn giáo và kinh tế trong Hoàng cung Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.
11/12/2020
11/12/2020
Tháng 12/2020, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Đồ sứ Trung Quốc thời Tống trong Hoàng cung Thăng Long”.
23/04/2020
Hội thảo khoa học “Hành cung Lỗ Giang, Hưng Hà, Thái Bình trong lịch sử nhà Trần”