Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Việt Nam với tổng số ... trải qua các thời kỳ Đại La, Đinh-Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Trong đó, nhiều sản phẩm có chất lượng rất cao, hoa văn tinh xảo, mang tính vương quyền được suy đóan là những đồ ngự dụng. Khái niệm đồ ngự dụng ở đây được hiểu là những đồ dùng dành riêng cho nhà Vua, nhưng trong bối cảnh rộng hơn đây có thể còn là đồ dùng của gia đình hoàng tộc. Những đồ gốm sứ cao cấp này đều là loại tinh chế do lò quan Thăng Long sản xuất và về chất lượng chúng không thua kém so với đồ sứ Trung Quốc cùng thời. Điều này không những chứng tỏ trình độ phát triển rất cao của công nghệ sản xuất gốm cổ Việt Nam, mà đây còn là những bằng chứng đầu tiên cho chúng ta và quốc tế biết được đầy đủ và rõ ràng nhất về hình ảnh những đồ gốm Ngự dụng hiếm quý của các vua Việt Nam dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. Đây là vấn đề khoa học rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống văn hóa, chính trị, tôn giáo và kinh tế trong Hoàng cung Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.
Để tiếp tục trao đổi, nghiên cứu sâu hơn về đồ gốm ngự dụng Việt Nam giai đoạn Lý, Trần, Lê sơ (thế kỷ 11-16), Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế năm 2021 với chủ đề Gốm Ngự dụng Hoàng cung Thăng Long.Thông qua Tọa đàm Khoa học này, Viện mong muốn sẽ là dịp trao đổi với các học giả trong nước và quốc tếtrong việc xác định đặc trưng, niên đại và vai trò của đồ gốm Ngự dụng Hoàng cung Thăng Long trong lịch sử.
1. Nội dung:Tọa đàm tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau:
- Một số vấn đề về khái niệm, nội hàm và lịch sử phát triển của đồ gốm Ngự dụng ở Việt Nam và Châu Á thời cổ trung đại
- Đồgốm ngự dụng phát hiện tại Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại Lý, Trần, Lê.
- Nghiên cứu so sánh đồ gốm ngự dụng Việt Nam với đồ gốm ngự dụng Trung Quốc, Nhật Bản;
- Đồ gốm ngự dụng Việt Nam trong bối cảnh bang giao, thương mại và xuất khẩu gốm sứ ở Châu Á thời cổ trung đại.
2. Thời gian:Tọa đàm dự kiến tổ chức vào ngày 15/12/2021.
3. Địa điểm:Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4.Hình thức tổ chức: Trực tuyến – Online (đối với các học giả quốc tế và các tỉnh phía Nam)
Ban Tổ chức hội thảo trân trọng kính mời…………………………………..gửi Tên bài và Tóm tắt báo cáo (400 từ) trước ngày 15/9/2021 và Báo cáo toàn văn (khoảng 10-15 trang A4, font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13) trước ngày 25/11/2021 cho Ban tổ chức theo địa chỉ email: Alexgiangvn@gmail.com.
Mọi thông tin xin liên hệ với Phòng Thông tin - Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Địa chỉ:Số 6 Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 0902 160048 (Đỗ Trường Giang)
Trân trọng cảm ơn.
|
VIỆN TRƯỞNG
PGS.TS. Bùi Minh Trí |