/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Tọa đàm khoa học quốc tế “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam Lê sơ”

15/11/2021

Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tại Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức tọa đàm khoa học “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam Lê sơ” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.


Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm.

Tham dự tọa đàm là các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Kinh thành, Hội đồng Di sản quốc gia, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hội Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Văn miếu Quốc tử giám, Ban Quản lý di tích Lam Kinh (Thanh Hóa). Các nhà khoa học quốc tế đến từ Bảo tàng Cố cung  và Đại học Đông Nam (Trung Quốc).

Dưới thời Lê sơ, Đại Việt là quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Nhà Lê đã tiến hành xây dựng, kiến thiết kinh đô Thăng Long dựa trên nền tảng thành Thăng Long thời Lý, Trần nhưng với qui mô lớn hơn, với thành cao hào sâu, nhiều cung điện, lầu son, gác tía, tạo thành quần thể cung điện gồm có điện Kính Thiên, Vạn Thọ, Cần Chính, Tả hữu điện, trong đó điện Kính Thiên là công trình quan trọng nhất nằm ở vị trí trung tâm, là nơi vua thiết triều.


Toàn cảnh tọa đàm.

Bên cạnh các dấu tích kiến trúc còn tìm thấy khối lượng di vật đồ sộ các loại hình vật liệu, trang trí kiến trúc, đồ gốm sứ và các dấu tích sinh hoạt cung đình. Các di vật đều được trang trí cầu kỳ, tinh xảo họa tiết rồng, phượng, phản ánh trình độ, kỹ thuật và những sắc thái riêng biệt chỉ có ở kiến trúc cung điện Việt nam thời Lê sơ. Tuy nhiên, hình thái kiến trúc cung điện thời Lý, Trần và Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long như thế nào vẫn là điều bí ẩn của lịch sử bởi còn rất nhiều dữ liệu và cơ sở khoa học cần được bổ sung. Đây chính là mong muốn mà tọa đàm khoa học “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam Lê sơ”  đặt ra, nhằm từng bước góp phần làm rõ đặc trưng, niên đại, tính chất của kiến trúc cung điện thời Lê sơ ở Hoàng thành Thăng Long.


Toàn cảnh tọa đàm.

Mặc dù thời gian chuẩn bị Tọa đàm hết sức eo hẹp và lại tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Ban tổ chức Tọa đàm đã nhận được 11 tham luận, trong đó có 04 tham luận từ các nhà khoa học Trung Quốc và 7 tham luận của các nhà khoa học Việt Nam.

PGS.TS Từ Bân (徐斌)- Viện Nghiên Cứu Cố Cung (Trung Quốc), đã trình bày tham luận “Điện Chữ Công “” trong Loại hình Kiến Trúc Cung Điện)”. Điện Chữ Công “工” là loại hình kiến trúc Cung Điện thường dùng trong các triều đại Tống, Liêu, Kim, Nguyên và Minh Sơ. Bài viết dựa trên cơ sở văn tự, văn vật và nghiên cứu khảo cổ, tổng hợp diễn biến lịch sử của Điện Chữ Công và các phạm trù được sử dụng. Hi vọng đóng góp thêm tư liệu tham khảo và so sánh cho nghiên cứu phục dựng kiến trúc cung điện thành Thăng Long.


PGS.TS. Từ Bân.

PGS.TS. Từ Hóa Phong (华烽)- Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh (Trung Quốc), trình bày tham luận “Nền Móng của Kiến ​​Trúc Cung Điện Tử Cấm Thành, Bắc Kinh: từ Những Phát Hiện Khảo Cổ”. Tham luận nêu lên 03 vấn đề: Những phát hiện khảo cổ thời gian trước năm 2015, về nền móng của kiến ​​trúc cung điện Tử Cấm Thành Bắc Kinh; Những phát hiện khảo cổ từ 2015 đến nay, về nền móng của kiến ​​trúc cung điện Tử Cấm Thành Bắc Kinh; Những nhận diện cơ sở về nền móng của kiến ​​trúc cung điện Tử Cấm Thành Bắc Kinh.


PGS.TS. Từ Hóa Phong.

PGS. TS. Gia Cát Tịnh (诸葛净) - Đại học Đông Nam, Trung Quốc, trình bày tham luận “Phục Dựng Bố Cục Cung Điện Nam Kinh năm Hồng Vũ nhà Minh (1368-1398): dựa trên Khảo Cổ, Hiện Vật và Các Ghi Chép về QuyTrình Lễ Nghi”. Tham luận dựa trên cơ sở văn tịch, văn vật và trình tự lễ nghi, phục dựng bố cục cung điện Nam Kinh trong các giai đoạn xây dựng khác nhau của thời kỳ Hồng Vũ. Từ đó đem kết quả nghiên cứu, so sánh với các Cung Điện được xây dựng trước đó, là Cung Đại Đô nhà Nguyên và Cung Trung Đô thời tiền Minh. Phát hiện những nét kế thừa và sáng tạo, những đặc điểm được vận dụng làm nền móng cho cơ chế xây dựng Cung Điện nhà Minh.


PGS.TS. Gia Cát Trịnh.

NCS NgôVĩ (吴) - Viện Nghiên Cứu Cố Cung (Trung Quốc) trình bày tham luận “Khảo Sát Khảo Cổ Kỹ Thuật Mộc Tác của Đại Điện Cao Huyền Tử Cấm Thành BắcKinh”. Đại Điện Cao Huyền là một kiến trúc đạo giáo hoàng gia, xây dựng vào năm Gia Tĩnh triều Minh. Một trong những kiến trúc quan thức, có khung kết cấu gỗ bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến nay, có giá trị khoa học cao với Khảo Cổ và Kiến Trúc Học. Dựa trên cơ sở công trình phục sửa Điện Cao Huyền, tham luận đã trình bày các kết quả trắc đạc và nghiên cứu khảo cổ học về Đại Mộc Tác và Đấu Củng của Điện. Từ đó, đưa ra thêm một phân tích về quy luật kích thước Đại Mộc Tác, tổng kết các đặc điểm của kỹ thuật kiến trúc thời Minh.


NCS. Ngô Vĩ.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia TS. Nguyễn Văn Đoàn trình bày tham luận Đôi nét về kiến trúc thời Lê qua nghiên cứu, khai quật di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)”. Theo TS Nguyễn Văn Đoàn, qua sử cũ và tư liệu khảo cổ học, tại Lam Kinh triều đình đã cho xây dựng một số cung điện quan trọng như khu chính điện, gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ Công. Đây là những manh mối khá quan trọng để tiếp tục nghiên cứu về điện Kính Thiên.

Ts. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam trình bày tham luận

Ts. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam trình bày tham luận.

PGS.TS Bùi Minh Trí và KTS Nguyễn Quang Ngọc trình bày tham luận “Nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc Điện Kính thiên thời Lê sơ dựa trên tư liệu khảo cổ học và nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ châu Á”. Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, cũng giống như thực trạng của các cung điện thời Lý, Trần, toàn bộ kiến trúc cung điện thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long đều không còn. Tất cả đã bị đổ nát và vùi lấp. May mắn và duy nhất còn sót lại trên mặt đất đến ngày nay là thềm bậc đá chạm rồng của tòa điện Kính Thiên dựng năm 1467. Đây cũng là dấu tích minh chứng vị trí không gian và lịch sử tồn tại của tòa chính điện trong Cấm thành của Kinh đô Thăng Long xưa.


PGS.TS. Bùi Minh Trí trình bày tham luận.

PGS.TS Bùi Minh Trí đưa ra nhận định rằng dựa trên tư liệu khảo cổ, đấu củng thời Lê đều được sơn son màu đỏ và vẽ hoa văn bằng màu vàng. Điều này phản ánh kiến trúc cung điện thời Lê Sơ vốn được thiết kế công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ với nhiều màu sắc lộng lẫy, sang trọng, mang vẻ đẹp tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở châu Á thời bấy giờ. Dựa trên các nguồn tư liệu hiện có, đặc biệt là những phát hiện mới về khảo cổ học tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tiến hành vẽ 3D phục dựng hình thái kiến trúc điện Kính Thiên. Theo bản vẽ này, điện Kính Thiên có mặt bằng hình chữ Công (工), điện trước, điện sau bằng nhau và đều có 7 gian 2 chái, lòng điện có 10 hàng cột gỗ, mỗi hàng 6 cột. Kết cấu mặt bằng này giống với mặt bằng kiến trúc chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa).

 
PGS.TS. Bùi Minh Trí trình bày tham luận.
 

PGS.TS.Tống Trung Tín (Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam) và Bùi Văn Sơn đã trình bày tham luận “Một số cấu kiện kiến trúc gỗ thời Lê sơ ở khu vực chính Điện Kính Thiên trong các cuộc khai quật khảo cổ học năm 2017, 2018”. Các cấu kiện gỗ thời Lê sơ ở khu vực chính điện Kính Thiên được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ từ 2017 - 2021 do Viện Khảo cổ và Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phát hiện. Đại đa số di vật được sơn son, một số cấu kiện có chạm khắc trang trí hoa văn mây lửa, hoa sen được sơn son thếp vàng. Chúng cung cấp những bằng chứng xác thực về một bộ khung gỗ thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long. Theo PGS.TS Tín, những cấu kiện gỗ này được nhận định bước đầu dường như thuộc bộ khung gỗ của một kiến trúc kiểu 2 tầng trở lên. Chúng đều nằm rải rác trên đáy một hồ nước (hay kênh nước) trong Hoàng thành gần chính điện Kính Thiên, có niên đại khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, các cấu kiện gỗ với các đặc trưng hoa văn sen, mây lửa, phong cách thếp vàng thật đều phản ánh rõ các đặc điểm của nghệ thuật Lê sơ (thế kỷ 15).


PGS.TS Tống Trung Tín và Bùi Văn Sơn trình bày tham luận.

Ngoài ra, Tọa đàm còn nhận được các tham luận khoa học giá trị từ các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Kinh thành và BQL Di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa), như: Ths.Vũ Đình Sỹ, Ths. Trần Danh Hải – Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa) với tham luận về “Phỏng dựng chính điện Lam Kinh – Một số gợi mở về kiến trúc cung đình thời Hậu Lê”; TS Ngô Văn Cường - Viện Nghiên cứu Kinh thành, với tham luận “Ngói trích thủy thời Lê sơ ở Di tích Hoàng thành Thăng Long (Khu ABCD và E) qua kết quả nghiên cứu, phân loại, chỉnh lý năm 2020-2021”; CN Bùi Hữu Ngọc - Viện Nghiên cứu Kinh thành, với tham luận “Ngói ống lợp diềm mái thời Lê sơ: Kết quả nghiên cứu chỉnh lý năm 2020-2021”; và NCS Đinh Thế Anh - Viện Nghiên cứu Kinh thành, với tham luận “Biểu Tây Sơn Song Phong: Phương Pháp Thiết Lập Hệ Thống Phương Vị Kiến Trúc Cung Điện thành Thăng Long”


Đại biểu tham dự tọa đàm.

Tổng kết Tọa đàm, PGS.TS Bùi Minh Trí khẳng định, công cuộc nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ đối với các nhà khoa học vô cùng khó khăn và nhiều thách thức. Từ những gợi mở trong phương pháp tiếp cận nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ từng bước giải mã thành công hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam nói chung, kiến trúc điện Kính Thiên nói riêng trong tương lai.

IICS

Bình luận:()

Các tin khác

THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN THAM GIA TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ “ĐỒ SỨ TRUNG QUỐC THỜI THANH TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG, THẾ KỶ 17-19

23/09/2023
Kính gửi các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc ...

CALL FOR PAPER International scientific seminar CHINESE QING-PERIOD CERAMICS IN THANG LONG IMPERIAL CITADEL (17th -19th CENTURIES)

23/09/2023
CALL FOR PAPER International scientific seminar CHINESE QING-PERIOD CERAMICS IN THANG LONG IMPERIAL CITADEL (17th -19th CENTURIES) Dear Colleagues, A huge number of Chinese ceramics from the Tang, Song, Yuan, Ming ...

Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học văn minh đô thị Đông Á”

30/01/2023
Trong 02 ngày 28 và 29 tháng 01 năm 2023, Viện NC Kinh thành đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc tế: “Khảo cổ học ...
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật phế tích Chùa Đông Lâm tại Núi Thiên Thai, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật phế tích Chùa Đông Lâm tại Núi Thiên Thai, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

07/01/2023
Thực hiện Quyết định số 2925/QĐ-BVHTTDL, ngày 14/tháng 11/năm 2022 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Ngiên cứu Kinh Thành - ...

TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ: ĐỒ GỐM SỨ TRUNG QUỐC THỜI NGUYÊN-MINH TẠI HOÀNG CUNG THĂNG LONG

27/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ gốm sứ Trung Quốc có niên đại từ thời ...

TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ  “ĐỒ SỨ TRUNG QUỐC THỜI NGUYÊN – MINH TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG”

25/11/2022
Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nơi phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc có niên đại từ thời Đường, ...

Thông báo về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: "Văn hóa Óc Eo trong bối cảnh văn hóa Châu Á"

21/09/2022
THÔNG BÁO HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “VĂN HÓA ÓC EO TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHÂU Á” Tổ chức tại: Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, ...
INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”

INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE”

12/09/2022
ANNOUNCEMENT AND CALL FOR PAPER INTERNATIONAL CONFERENCE “OC EO CULTURE IN THE CONTEXT OF ASIAN CULTURE” Location: Long Xuyen city, An Giang province, Vietnam Time: November 2022