/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

80 học giả tham dự hội thảo quốc tế về gốm cổ Bình Định

04/02/2020
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận, trong đó có 24 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và 16 bài tham luận của các học giả đến từ các nước.

Hố khai quật tại di chỉ gốm gò Cây Me tại xã Nhơn Mỹ (Thị xã An Nhơn, Bình Định)

Ngày 28-10, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Gốm cổ Bình Định – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long – Đại Việt (thế kỷ XI- XV)”. Hội thảo thu hút 80 học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế tham dự và trình bày công trình nghiên cứu của mình về “đô thị” gốm Champa Bình Định.
Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận, trong đó có 24 bài tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và 16 bài tham luận của các học giả đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Philippines, Brunei… trình bày những phát hiện, công trình nghiên cứu của mình phục vụ cho việc làm sáng tỏ giá trị của gốm cổ Champa – Vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long – Đại Việt cùng giai đoạn.
PGS-TS Bùi Chí Hoàng, Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ cho biết: “Từ những năm 1990-1995, các công trình nghiên cứu đã đưa đến kết quả rõ ràng, xác định tại Bình Định là một trung tâm sản xuất gốm sứ của Champa. Có nhiều sản phẩm gốm cổ Bình Định đã được phát hiện ở nhiều nơi như Tây Nguyên, Lâm Đồng… Ngoài ra, ở nước ngoài còn phát hiện rất nhiều hiện vật gốm cổ Bình Định. đặc biệt tại con tàu đắm tại Philippines đã phát hiện một số lượng rất lớn về gốm sứ trong đó có gốm cổ Bình Định, Đại Việt…”.

Nguồn SGGP
Bình luận:()

Các tin khác

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành, đợt 6

29/12/2023
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành, đợt 6
Khảo sát “đồ ngự dụng” thời Lê sơ

Khảo sát “đồ ngự dụng” thời Lê sơ

10/05/2022
Tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long” do Viện Nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã ...

“DẤU ẤN VÕ VĂN KIỆT” VỚI KHẢO CỔ HỌC

23/11/2022
PGS.TS.Lại Văn Tới Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành Năm nay cả nước ta tưng bừng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí Võ ...
Công bố kết quả khai quật di chỉ Óc Eo

Công bố kết quả khai quật di chỉ Óc Eo

10/05/2022
Ngày 25/3, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Óc Eo - Ba ...
Những phát hiện khảo cổ mới làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo

Những phát hiện khảo cổ mới làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo

10/05/2022
Kết quả thực hiện đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm "Văn hóa Óc Eo - những phát hiện mới khảo ...
Sáng rõ dần văn hóa Óc Eo

Sáng rõ dần văn hóa Óc Eo

10/05/2022
Năm 1944, sau cuộc khai quật tại cánh đồng Óc Eo (tỉnh An Giang) của nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret, nền văn hóa Óc ...
Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

10/05/2022
Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”
Hình ảnh điện Kính Thiên đang hiện dần lên

Hình ảnh điện Kính Thiên đang hiện dần lên

10/05/2022
Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là biểu trưng của quyền lực của triều đình, biểu trưng nổi bật của khu di ...