Cung điện thời Lý đã được tái hiện trong trưng bày "Những phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội", khai mạc chiều nay, 19.5, tại tầng hầm Nhà Quốc hội.
PGS.TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành giới thiệu trưng bày
Ảnh Ngữ Thiên
Ngói úp nóc lớn hình lá đề để trang trí rồng, lợp giữa mái cung điện thời Lý. Tượng đầu chim phượng trang trí trên mái kiến trúc thời Lý. Đầu ngói ống trang trí hoa sen… Những hiện vật trang trí kiến trúc này giờ đây xuất hiện hệ thống trong trưng bày "Những phát hiện khảo cổ học dưới lòng đất nhà Quốc hội".
“Chúng tôi tái hiện trọn vẹn mặt bằng một kiến trúc thời Lý. Đây là một điểm nhấn chính”, PGS-TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - đơn vị thực hiện dự án trưng bày này - cho biết.
Một hệ thống 42 trụ sỏi và mặt nền đã được tái hiện giống như bối cảnh khai quật. Các cột gỗ giờ đây không còn được thay thế bằng 42 cột ánh sáng lớn hiện đại. Điều thú vị là cột sáng này sẽ tạo ra các hiệu ứng liên tiếp để công chúng hình dung. Bắt đầu bằng việc chiếu vào hệ thống móng trụ, ánh sáng sẽ làm nổi các hoa văn trên các chân tảng, hiện hình dáng chân tảng, sau đó thể hiện các cọc gỗ sơn son mọc lên. Một chu trình ánh sáng như vậy diễn ra trong khoảng 5 phút.
Di tích đầu rồng thời Lý, giếng nước thời Trần được trưng bày ngay khu vực lối đi ở giữa lòng di tích kiến trúc thời Lý. Cùng lúc các tủ hiện vật kiến trúc, hiện vật đời sống cũng được trưng bày. Người xem có thể hình dung cụ thể hơn cuộc sống trong hoàng cung qua những hiện vật này. Khoảng 15 phút phim được chia thành 4 đoạn cũng được chiếu trong phòng chiếu sức chứa 60 người, để lý giải về kiến trúc cung điện thời Lý.
Theo Trung tâm nghiên cứu Kinh thành, các di vật khảo cổ học tìm thấy trong lòng đất nhà Quốc hội đã minh chứng rõ đây chính là một bộ phận quan trọng nằm ở phía Tây Nam của khu Trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Dưới đây là một số hình ảnh hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng:

Đầu phượng thời Lý
Ảnh Ngữ Thiên

Các hiện vật kiến trúc có hình rồng, phượng
Ảnh Ngữ Thiên

Bức tranh gốm ghép bằng gạch tìm thấy tại hố khai quật
Ảnh Ngữ Thiên

Tái hiện tường thành
Ảnh Ngữ Thiên

Mộ ngựa được trưng bày dưới sàn
Ảnh Ngữ Thiên

Giới thiệu bình vôi và tục ăn trầu
Ảnh Ngữ Thiên

Trưng bày hiện vật phật giáo có kèm đoạn phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông
Ảnh Ngữ Thiên

Các chân tảng giúp hình dung bên trong cung điện
Ảnh Ngữ Thiên

Họa tiết hoa sen trên trần trưng bày
Ảnh Ngữ Thiên
10/05/2022
Tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long” do Viện Nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã ...
23/11/2022
PGS.TS.Lại Văn Tới
Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành
Năm nay cả nước ta tưng bừng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí Võ ...
10/05/2022
Ngày 25/3, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Óc Eo - Ba ...
10/05/2022
Kết quả thực hiện đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm "Văn hóa Óc Eo - những phát hiện mới khảo ...
10/05/2022
Năm 1944, sau cuộc khai quật tại cánh đồng Óc Eo (tỉnh An Giang) của nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret, nền văn hóa Óc ...
10/05/2022
Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”
10/05/2022
Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là biểu trưng của quyền lực của triều đình, biểu trưng nổi bật của khu di ...
10/05/2022
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh thành được công bố hôm nay (12.11) vẽ lại hình ảnh điện Kính Thiên thời Lê Sơ. Hiện điện chỉ còn ...