/uploaded/page-banner/Untitled-1.jpg

Vẽ lại điện Kính Thiên thời Lê Sơ

10/05/2022
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh thành được công bố hôm nay (12.11) vẽ lại hình ảnh điện Kính Thiên thời Lê Sơ. Hiện điện chỉ còn lại thềm rồng.

Ngói rồng vàng

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, đã mất nhiều thời gian để nghiền ngẫm về loại ngói bộ mái của điện Kính Thiên thời Lê Sơ. Đây là tòa điện thiết triều nằm chính giữa trung tâm cấm thành của kinh đô Thăng Long thời Lê Sơ. Nó cũng là tòa điện quan trọng nhất, mang biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua và triều đình. Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều hiện vật ngói, trong đó có ngói rồng men vàng và men xanh lục ở Hoàng thành Thăng Long với rồng cuộn có phong cách như hình rồng trên đồ gốm ngự dụng.

Vẽ lại điện Kính Thiên thời Lê Sơ - ảnh 1

Hình ảnh điện Kính Thiên do Viện Nghiên cứu kinh thành tái hiện.

Ông Trí đã nghiên cứu so sánh với các cung điện cổ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu gốm ngự dụng và ghi chép về triều phục thời Lê Sơ có thể thấy màu vàng là màu cao cấp nhất, mang tính biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế. “Theo đó, loại ngói rồng men vàng là loại ngói cao cấp nhất, được sử dụng để lợp trên mái tòa chính điện trong cấm thành, tức điện Kính Thiên, giống như trường hợp điện Thái Hòa ở Cố Cung Bắc Kinh hay điện Thái Hòa ở Đại Nội Huế”, ông Trí nêu quan điểm.

Bộ khung đỡ mái sơn son thếp vàng

Ông Trí cho biết có nhiều cơ may hơn trong việc tìm kiếm bộ khung đỡ mái thời Lê Sơ nếu so với thời Lý, Trần. “Trên đồ gốm thời Lê Sơ, chúng ta may mắn có được những hình vẽ về kiến trúc đấu củng được mô tả khá sinh động với nhiều tầng mái. Các cuộc đào xung quanh khu vực điện Kính Thiên cũng đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ, bao gồm cột, xà, ván sàn và đặc biệt trong số đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củng. Tư liệu này minh chứng rõ rằng kiến trúc thời Lê Sơ cũng thuộc loại kiến trúc đấu củng”, ông Trí chia sẻ.

Vẽ lại điện Kính Thiên thời Lê Sơ - ảnh 2

Mảnh mô hình tháp men xanh lục mô tả kết cấu đấu củng, thời Lê Sơ, khai quật được tại khu vực điện Kính Thiên năm 2021.

Đặc biệt, cuộc khai quật phía đông điện Kính Thiên năm 2021 còn cho thấy mô hình kiến trúc men xanh lục rất đặc sắc. Trên mô hình này mô tả khá hiện thực bộ mái của công trình được lợp bằng loại ngói ống, có diềm là ngói câu đầu trích thủy và bộ khung của công trình là hệ đấu củng. “Cho dù có những nét tương đồng nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trên mô hình này sự khác biệt khá thú vị giữa đấu củng Việt Nam và Trung Quốc, đó là sự tạo tác đầu rồng nhô ra trên tầng đấu củng. Đây được xem là nét đặc trưng riêng biệt trong đấu củng của kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê Sơ”, ông Trí phân tích.

Ông Trí cũng cho biết dựa trên tư liệu khảo cổ, đấu củng thời Lê đều được sơn son màu đỏ và vẽ hoa văn bằng màu vàng. “Điều này phản ánh kiến trúc cung điện thời Lê Sơ vốn được thiết kế công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ với nhiều màu sắc lộng lẫy, sang trọng, mang vẻ đẹp tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở châu Á thời bấy giờ”, ông Trí cho biết.

Vẽ lại điện Kính Thiên thời Lê Sơ - ảnh 3

Ngói rồng men vàng và xanh lục thời Lê Sơ, khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu.

Ngắm lại Kính Thiên

Việc dựng lại mặt bằng điện Kính Thiên của PGS-TS Bùi Minh Trí một phần dựa trên nghiên cứu của PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam. Dựa vào kết quả khai quật tại khu vực phía sau điện Kính Thiên, ông Tín đã đưa ra bản vẽ mặt bằng kiến trúc. Theo đó, điện Kính Thiên có quy mô rất to lớn với mặt bằng hình chữ Công (工). Điện trước, điện sau bằng nhau và đều có 7 gian 2 chái. Lòng điện có 10 hàng cột gỗ, mỗi hàng 6 cột. Kết cấu mặt bằng này giống với mặt bằng kiến trúc chính điện Lam Kinh, Thanh Hóa.

"Kiến trúc cung điện thời Lê Sơ vốn được thiết kế công phu, trang trí cầu kỳ và tráng lệ với nhiều màu sắc lộng lẫy, sang trọng, mang vẻ đẹp tương đồng với các cung điện nổi tiếng nhất ở châu Á thời bấy giờ."

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành

Dựa trên tất cả các cơ sở đó, Viện Nghiên cứu kinh thành đã tiến hành vẽ 3D phục dựng hình thái kiến trúc điện Kính Thiên. Hình ảnh 3D tái hiện điện Kính Thiên thời Lê Sơ được Trung tâm nghiên cứu kinh thành công bố sáng nay (12.11) tại tọa đàm quốc tế “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện cổ Việt Nam thời Lê Sơ”. Tọa đàm có sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và Trung Quốc.

Theo: Thanhnien.vn

Bình luận:()

Các tin khác

Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành, đợt 6

29/12/2023
Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 của Viện Nghiên cứu Kinh Thành, đợt 6
Khảo sát “đồ ngự dụng” thời Lê sơ

Khảo sát “đồ ngự dụng” thời Lê sơ

10/05/2022
Tọa đàm khoa học quốc tế “Gốm ngự dụng Hoàng cung Thăng Long” do Viện Nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã ...

“DẤU ẤN VÕ VĂN KIỆT” VỚI KHẢO CỔ HỌC

23/11/2022
PGS.TS.Lại Văn Tới Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành Năm nay cả nước ta tưng bừng kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của đồng chí Võ ...
Công bố kết quả khai quật di chỉ Óc Eo

Công bố kết quả khai quật di chỉ Óc Eo

10/05/2022
Ngày 25/3, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các kết quả nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ Óc Eo - Ba ...
Những phát hiện khảo cổ mới làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo

Những phát hiện khảo cổ mới làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo

10/05/2022
Kết quả thực hiện đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm "Văn hóa Óc Eo - những phát hiện mới khảo ...
Sáng rõ dần văn hóa Óc Eo

Sáng rõ dần văn hóa Óc Eo

10/05/2022
Năm 1944, sau cuộc khai quật tại cánh đồng Óc Eo (tỉnh An Giang) của nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret, nền văn hóa Óc ...
Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Viện nghiên cứu Kinh thành: Giải mã kiến trúc cung điện thời Lê sơ từ tư liệu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

10/05/2022
Sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức toạ đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”
Hình ảnh điện Kính Thiên đang hiện dần lên

Hình ảnh điện Kính Thiên đang hiện dần lên

10/05/2022
Điện Kính Thiên trong Cấm thành Thăng Long được xem là biểu trưng của quyền lực của triều đình, biểu trưng nổi bật của khu di ...