Hoạt động khoa học

Đề tài - Dự án

Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, năm 2021”, nghiệm thu đạt loại xuất sắc
Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, năm 2021”, nghiệm thu đạt loại xuất sắc
27/12/2021
    Sáng ngày 25/12/2021, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức nghiệm thu nhiệm vụ cấp Bộ dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, năm 2021” do PGS.TS. Bùi Minh Trí làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Kinh Thành là cơ quan chủ trì, đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc. PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ Dự án phát biểu             PGS.TS. Bùi Minh Trí báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu Dự án Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng Thành Thăng Long được triển khai, với mục tiêu tổng quát của Dự án năm 2021 tập trung giải quyết các nội dung cơ bản sau: (1) Duy trì tốt công tác bảo vệ, bảo quản di vật đang lưu giữ tại các kho trong khu Thành cổ Hà Nội; (2) Tổ chức thực hiện tổng thể, đồng bộ trong nghiên cứu, phân loại di vật của khu di tích Hoàng thành Thăng Long và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội trên 4 lĩnh vực chính. Đó là Vật liệu kiến trúc, Đồ gốm sứ, Đồ sành và Đồ kim loại, nhuyễn thể theo kế hoạch, theo phương pháp và qui trình phân loại các loại hình di vật của khu di tích Hoàng thành Thăng Long nhằm phân định loại hình học theo nguồn gốc, niên đại và lựa chọn di vật mẫu; Hệ thống hóa tư liệu loại hình học, lập bảng thống kê số lượng hiện vật, làm hồ sơ tư liệu về di vật mẫu (ghi chép, đo vẽ, chụp ảnh, lập phiếu di vật)... để phục vụ tốt cho công tác lập hồ sơ khoa học về di vật; (3) Tổ chức nghiên cứu so sánh, thu thập tư liệu bên ngoài khu di tích Hoàng thành Thăng Long thông qua chương trình điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhằm thu thập cơ sở dữ liệu, hệ thống hóa tư liệu phục vụ hiệu quả, thiết thực cho công tác nghiên cứu, phân tích so sánh, đánh giá giá trị về đặc trưng, niên đại, nguồn gốc, tính chất, chức năng... của di tích, di vật khu di tích Hoàng thành Thăng Long; (4) Biên soạn và xuất bản Thông báo khoa học Kinh thành cổ Việt Nam công bố về kết quả khai quật, nghiên cứu so sánh thực hiện trong năm 2021; (5) Tổ chức bàn giao toàn bộ di vật và hệ thống hồ sơ khoa học về di vật đã thực hiện và hoàn thành công tác phân loại chỉnh lý trong năm 2016 - 2020 cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội quản lý và phát huy giá trị nếu Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận. Nhiệm vụ trọng tâm của Nhiệm vụ là nghiên cứu đánh giá giá trị các loại hình di tích, di vật của khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu (khu ABCD) và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (khu E) để tiến tới lập hồ sơ tư liệu và hồ sơ khoa học về các loại hình di tích, di vật được khai quật từ những năm 2002-2004 và năm 2008-2009. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và kế hoạch năm 2021, Nhiệm vụ Dự án đã tiến hành: (1). Tổ chức bảo vệ, bảo quản di vật tại các kho trong Thành cổ Hà Nội; (2). Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, chỉnh lý chi tiết di vật của khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại khu Thành cổ Hà Nội, bao gồm: (a) Phân loại, chỉnh lý di vật vật liệu kiến trúc; (b) Phân loại, chỉnh lý đồ gốm sứ; (c) Phân loại, chỉnh lý đồ sành; (d) Tổ chức nghiên cứu bảo quản đồ kim loại, đồ gỗ, xương động vật, thủy tinh; (3). Nghiên cứu so sánh, thu thập tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long; (4). Tổ chức lập hồ sơ tư liệu; (5). Tổ chức biên soạn, xuất bản thông báo khoa học Kinh thành cổ Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu khoa học của Nhiệm vụ năm 2021; và (6). Tổ chức bàn giao toàn bộ di vật đã phân loại.   Quang cảnh buổi lễ nghiệm thu Dự án Để phục vụ cho công tác nghiên cứu xác định loại hình, niên đại và nguồn gốc đồ gốm thời Trần của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Dự án đã tiến hành một số cuộc điều tra, nghiên cứu so sánh đồ gốm thời Trần tại di chỉ gốm Cồn Chè, Cồn Thịnh, Hạ Lan (Nam Định) và di chỉ gốm Vạn Yên (Hải Dương) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Nam Định và Bảo tàng Hải Dương. Mục tiêu của các cuộc điều tra này là thu thập tư liệu về loại hình, nghiên cứu so sánh về đặc trưng kỹ thuật và hoa văn trang trí làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu đánh giá về đồ gốm thời Trần của khu di tích Hoàng thành Thăng Long, phục vụ hiệu quả và chất lượng cho nhiệm vụ chung của Dự án. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, chỉnh lý di vật khu di tích Hoàng thành Thăng Long theo kế hoạch hàng năm nêu trên, năm 2021, Viện Nghiên cứu Kinh thành còn hoàn thành các chương trình nghiên cứu phân định tên gọi, chức năng, niên đại các loại ngói lợp mái cung điện thời Lý, Trần và Lê, đặc biệt là nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long dựa trên vết tích khảo cổ học và manh mối tư liệu lịch sử. Kết quả nghiên cứu so sánh và phục dựng thành công tổng thể hình thái kiến trúc cung điện thời Lý dựa trên kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội được công bố tháng 4/2021, được xem là thành tựu khoa học nổi bật nhất, quan trọng nhất trong năm 2021 của Viện Nghiên cứu Kinh thành. Thành quả nghiên cứu này, khẳng định một bước tiến rất dài trong nghiên cứu, đánh giá giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 18 năm khai quật. Tuy đây mới là kết quả nghiên cứu ban đầu trong chặng đường dài nghiên cứu, nhưng đã và đang góp phần quan trọng trong việc giải mã những bí ẩn về Hoàng cung Thăng Long, đưa giá trị nghiên cứu khoa học đến gần hơn với công chúng, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử ngàn năm văn hiến của Kinh đô Thăng Long. Từ đây, lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý được tái hiện, giúp cho công chúng có thể hình dung rõ ràng hơn về vẻ đẹp độc đáo cùng những tài năng, sáng tạo của cha ông ta trong thiết kế, xây dựng kinh đô Thăng Long hơn ngàn năm về trước. Dự án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn, đạt loại xuất sắc. Vass.gov.vn

Điều tra khai quật

Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018
Khai quật di chỉ gốm Gò Cây Me (Bình Định) năm 2018
04/02/2020
Những phát hiện từ cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, TX An Nhơn) do Viện Nghiên cứu Kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp Bảo tàng Tổng hợp Bình Ðịnh tổ chức, đã giúp các nhà khoa học có thêm nhiều cứ liệu mới về gốm cổ Champa Bình Ðịnh.

Tọa đàm - Hội thảo khoa học

THƯ MỜI VIẾT THAM LUẬN THAM GIA TỌA ĐÀM KHOA HỌC QUỐC TẾ “ĐỒ SỨ TRUNG QUỐC THỜI THANH TRONG HOÀNG CUNG THĂNG LONG, THẾ KỶ 17-19
23/09/2023
Kính gửi các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã phát hiện được số lượng rất lớn đồ sứ Trung Quốc từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh. Trong đó, đồ sứ thời Thanh (thế kỷ 17 - 19) được tìm thấy tại khu di tích có số lượng lớn và vô cùng đặc sắc. Đây là những bằng chứng phản ánh về các lọai đồ sứ Trung Quốc được sử dụng trong đời sống Hoàng cung Thăng Long vào thời Lê Trung hưng, đồng thời khơi gợi về mối quan hệ giao lưu giữa Trung Quốc và Kinh đô Thăng Long trong lịch sử. Phát hiện quan trọng này cũng mở ra hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đồ sứ tìm thấy tại di tích Hoàng thành Thăng Long với các đồ sứ sản xuất tại Trung Quốc phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Đây là vấn đề khoa học rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, không chỉ làm rõ vấn đề nguồn gốc, niên đại, chất lượng của các sưu tập đồ sứ Trung Quốc tại Hoàng thành Thăng Long, mà còn góp phần tìm hiểu mối quan hệ, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Thăng Long, Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử. Để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các đồ gốm sứ Trung Quốc thời Thanh khai quật được tại Hoàng thành Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế với chủ đề “Đồ sứ Trung Quốc thời Thanh trong Hoàng cung Thăng Long, thế kỷ 17-19”. 1. Nội dung: Tọa đàm tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau: - Công bố các kết quả nghiên cứu về đồ sứ Trung Quốc thời Thanh phát hiện tại Hoàng cung Thăng Long và và các địa điểm khảo cổ học ở Việt Nam; - Công bố kết quả nghiên cứu về các trung tâm sản xuất đồ sứ của Trung Quốc thời Thanh; - Giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Đại Việt với Trung Quốc thời Thanh nhìn từ trao đổi gốm sứ. 2. Thời gian (dự kiến): Tổ chức vào khoảng cuối tháng 11 năm 2023. 3. Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Kinh thành trân trọng kính mời………………………….. gửi Tên bài và Tóm tắt báo cáo (300 từ) trước ngày 30/09/2023 và Báo cáo toàn văn (khoảng 10-15 trang A4, font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13) trước ngày 30/10/2023 cho Ban tổ chức theo địa chỉ email: alexgiangvn@gmail.com Mọi thông tin xin liên hệ với Phòng Quản lý Khoa học, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Địa chỉ: Số 06, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 0902160048 (Đỗ Trường Giang) Rất mong nhận được sự quan tâm, cộng tác của các học giả Trân trọng cảm ơn. VIỆN TRƯỞNG PGS.TS.Bùi Minh Trí  

Trao đổi - Hợp tác

Đoàn Viện NC Kinh thành thăm và làm việc tại Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc), tháng 12 năm 2019
Đoàn Viện NC Kinh thành thăm và làm việc tại Cảnh Đức Trấn (Trung Quốc), tháng 12 năm 2019
23/04/2020
Thực hiện Quyết định số 1968/QĐ-KHXH ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về việc cử đoàn đi công tác theo Thư mời của Hội Gốm sứ Phương đông Cảnh Đức Trấn, Trung Quốc.Đoàn cán bộ do PGS.TS. Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành làm trưởng đoàn đã làm việc tại Trung Quốc từ ngày 26/12/2019 đến ngày 30/12/2019.

Hoạt động
bảo tồn - bảo tàng

Một trong những định hướng phát triển của Viện Nghiên cứu Kinh thành là kết hợp nghiên cứu khoa học cơ bản với nghiên cứu bảo tồn, bảo tàng và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác bảo tồn, bảo tàng, trưng bày quảng bá giá trị di sản văn hóa dân tộc, nghiên cứu phục dựng di vật và hình thái kiến trúc cổ Việt Nam bằng công nghệ hiện đại. Đồng thời, Viện cũng thực hiện công tác tư vấn, lập và thẩm định các chương trình, dự án về khai quật, chỉnh lý, nghiên cứu khảo cổ học và về qui hoạch bảo tồn, bảo tàng và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tư vấn giám định niên đại, nguồn gốc các loại hình di vật khảo cổ học lịch sử.
Xem thêm
TRƯNG BÀY “GIẢI MÃ BÍ ẨN KIẾN TRÚC ĐIỆN KÍNH THIÊN”

TRƯNG BÀY “GIẢI MÃ BÍ ẨN KIẾN TRÚC ĐIỆN KÍNH THIÊN”

Ngày 28/11/20203, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao – Bảo tàng Hà Nội tổ chức Trưng bày “Giải mã bí ẩn Kiến trúc điện Kính Thiên” tại Bảo tàng Hà Nội. Nội dung trưng bày: Tư liệu, Hiện vật, Mô hình kiến trúc kết hợp công nghệ trình chiếu Mapping, Media về thành tựu nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên dựa trên kết quả nghiên cứu khảo cổ học, sử học và nghiên cứu so sánh với hệ thống kiến trúc cung điện cổ ở Đông Á. Mục đích, ý nghĩa của trưng bày: công bố kết quả nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc điện Kính Thiên; quảng bá những thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội và đóng góp xã hội của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong nghiên cứu khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau hơn 20 năm, góp phần quảng bá sâu rộng hơn giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây là chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm thành lập Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (02/12/1953 - 02/12/2023).  
Giới thiệu

Viện nghiên cứu
Kinh Thành

Từ thực tiễn trong tổ chức khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Hoàng thành Thăng Long sau gần 10 năm thực hiện (2002-2011), đặc biệt trước yêu cầu cấp thiết của ngành khảo cổ đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển chung của ngành khoa học xã hội Việt Nam, ngày 28 tháng 4 năm 2011, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành trên cơ sở nền tảng Ban Chủ nhiệm Dự án Hoàng thành Thăng Long.
Viện Nghiên cứu Kinh thành tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có chức năng nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về kinh thành cổ Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho chiến lược qui hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam; tham gia đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu kinh thành và bảo tàng, bảo tồn di sản kinh thành cổ Việt Nam.
Giới thiệu

Thư viện

Thư viện của Viện Nghiên cứu Kinh thành tiếp nhận và xử lý lập hồ sơ tư liệu ảnh, bản vẽ; Lưu giữ, bảo quản tài liệu khoa học và các loại hồ sơ tư liệu khác liên quan; Lưu chiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo do Viện công bố; luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ Viện, của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của Viện và tổ chức biên dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

 

Xem tất cả
Hiện vật Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình P2
Hiện vật Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình
PHÒNG TRUYỀN THỐNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu Kinh thành lần thứ II, Nhiệm kỳ 2020 - 2025.
SÁCH NGHIÊN CỨU
Tọa đàm Khoa học Quốc tế 2013-2014
Hội thảo Khoa học Quốc tế tại Bình Định, năm 2017.
Lễ công bố thành lập Viện Nghiên cứu Kinh thành
Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành
Khai quật Khảo cổ học di tích Pù Lườn Xe, Yên Bái, 2016.
Khai quật khảo cổ học di chỉ Gò Cây Me, Bình Định, 2017-2018.
Khai quật Khảo cổ học di tích Thành Cha, Bình Định, năm 2015.
Khai quật Khảo cổ học di chỉ Động Lỗ Ngồi, Nghệ An, năm 2015.
Khai quật khảo cổ học di chỉ đồ sành Trương Cửu, Bình Định, năm 2014.
Khai quật Khảo cổ học di tích  Hành Cung Lỗ Giang, Thái Bình, năm 2014 – 2015.
Khai quật Khảo cổ học do chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, Bắc Ninh, năm 2014.
Hình ảnh Khai quật di chỉ gốm sứ Chu Đậu
Hình ảnh Dự án Chỉnh Lý